Phạt đến 40 triệu nếu tự ý xông vào nhà người khác để đòi nợ?

Chủ đề   RSS   
  • #604185 21/07/2023

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Phạt đến 40 triệu nếu tự ý xông vào nhà người khác để đòi nợ?

    Khi đòi nợ, không ít trường hợp chủ nợ tự ý xông thẳng vào nhà con nợ, lớn tiếng, chửi bới yêu cầu con nợ trả nợ. Vậy hành vi tự ý xông thẳng vào nhà con nợ để đòi nợ có vi phạm và bị xử phạt hay không?

    1. Tự ý xông vào nhà người khác để đòi nợ thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

    Theo Hiến pháp 2013 thì mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

    Cho nên việc chủ nợ tự ý vào nhà con nợ để đòi nợ khi không được cho phép có thể được xem là xâm phạm chỗ ở của họ và đây là hành vi trái pháp luật (pháp luật không cho phép).

    Căn cứ theo điểm d khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:

    “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;

    …”

    Theo đó, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ.

    Hành vi tự ý xông thẳng vào nhà người khác để đòi nợ như phân tích ở trên có thể được xem là đã sử dụng biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để đòi nợ.

    Cho nên việc tự ý xông vào nhà người khác để đòi nợ có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

    tu-y-xong-vao-nha-nguoi-khac

    2. Tự ý xông vào nhà người khác để đòi nợ có thể bị phạt tù không?

    Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

    "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

    b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

    c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Phạm tội 02 lần trở lên;

    d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

    Theo đó, người nào xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Những trường hợp, tự ý xông vào nhà người khác để đòi nợ có thể được xem là xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác theo như quy định trên. Người tự ý xông vào nhà người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Trong trường hợp phạm tội có tổ chức, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc thuộc những trường hợp khác quy định tại khoản 2 Điều này thì có thể bị phạt tù đến 5 năm.

    Người phạm tội là người có chức vụ còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     
    1505 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận