Pháp luật Việt Nam và nước ngoài về “Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế”

Chủ đề   RSS   
  • #461570 17/07/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Pháp luật Việt Nam và nước ngoài về “Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế”

    Luật SHTT 2009 của Việt Nam quy định về quyền sử dụng trước tại Điều 134:

    “1. Trường hợp trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

    2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép”.

    Như vậy, dựa vào quy định của pháp luật SHTT thì một cá nhân, tổ chức muốn có quyền sử dụng trước sáng chế thì phải thoả mãn các điều kiện sau đây:

    - Một là đã có một chủ thể nộp đơn xin đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó;

    - Hai là trên thực tế cá nhân, tổ chức này đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng;

    - Ba là thời gian sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng là trước ngày nộp đơn xin bảo hộ;

    - Bốn là sáng chế của hai chủ thể giống nhau nhưng được tạo ra một cách độc lập.

    Đối với pháp luật Đan Mạch quy định: “Vào thời điểm trước khi đơn đăng ký được nộp, bất cứ ai đã khai thác sáng chế dưới mục đích thương mại có thể tiếp tục những việc khai thác mà nó giữ gìn đặc tính chung của sáng chế đó, cho dù văn bằng sáng chế được cấp.

    Miễn là việc khai thác đó không tạo ra một sự lạm dụng rõ ràng (hiển nhiên) đối với người nộp đơn hoặc người thừa hưởng hợp pháp của người đó

    Thêm vào đó, quyền khai thác này còn có thể phải tuân thủ những điều kiện tương tự được xây dựng bởi bất cứ ai tạo ra sự chuẩn bị đáng kể cho sự khai thác thương mại đối với sáng chế đó. Phạm vi của quyền sử dụng trước thì mang tính định tính. Không có giới hạn định lượng nào đối với sự khai thác này. Về cơ bản , sự khai thác định tính được định nghĩa ở phần ba Luật Củng Cố bằng sáng chế: làm ra, cung cấp, đưa vào lưu thông hoặc sử dụng sáng chế…”.

    Như vậy, pháp luật Đan Mạch cũng quy định cụ thể các điều kiện để cá nhân, tổ chức sử dụng quyền sử dụng trước:

    + Thời gian sử dụng trước khi đơn đăng ký được nộp;

    + Khai thác đó không tạo ra một sự lạm dụng rõ ràng (hiển nhiên) đối với người nộp đơn hoặc người thừa hưởng hợp pháp của người đó;

    + Khai thác sáng chế dưới mục đích thương mại nhưng vẫn giữ gìn đặc tính chung của sáng chế;

    Có thể thấy, pháp luật Đan Mạch quy định một cách không chi tiết và cụ thể như pháp luật Việt Nam và các điều kiện của pháp luật Đan Mạch về vấn đề quyền sử dụng trước đối với cá nhân, tổ chức có thể xem là “dễ thở” hơn trong việc đáp ứng.

    Đối với pháp luật Anh quy định tại phần 64 của Bằng sáng chế Act 1977 cụ thể như sau: “Quyền sử dụng trước là một ngoại lệ đối với hành vi xâm phạm mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào áp dụng trước ngày ưu tiên của sáng chế đối với các bằng sáng chế được cấp. Được thực hiện trong sự tin tưởng và là một hành động không gây ra sự vi phạm đối với các bằng sáng chế đã có hiệu lực;

    Các quyền sử dụng trước chỉ áp dụng cho những người sử dụng được chuẩn bị nghiêm túc và có hiệu quả và được diễn ra tại Anh”.

    Ngoài ra pháp luật Đức cũng có các quy định về quyền sử dụng trước: “Quyền sử dụng trước được giới hạn việc sử dụng khi văn bằng sáng chế có hiệu lực hoặc ưu tiên của sáng chế đã được cấp văn bằng. Do đó, người sử dụng trước không được quyền điều chỉnh hoặc thay đổi việc sử dụng sáng chế theo ý chí của mình mà sẽ nằm trong phạm vi của bằng sáng chế được cấp văn bằng

    Quyền sử dụng trước là vô hạn trong thời gian, phụ thuộc kinh doanh hoặc các doanh nghiệp của người sử dụng trước”.

    Pháp luật Nhật Bản quy định về quyền sử dụng trước tại Luật Sáng chế Nhật Bản: “Một người đã làm ra phát minh đồng nhất với sáng chế được bảo vệ bằng sáng chế hoặc chuẩn bị cho các hoạt động của sáng chế tại Nhật Bản có quyền sử dụng trước. Khi cá nhân, doanh nghiệp sử dụng sáng chế  được chuyễn giao thì quyền sử dụng trước cũng được chuyễn giao cho cá nhân, doanh nghiệp đó;

    Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng trong mọi trường hợp. Trong trường hợp, một cá nhân, tổ chức làm ra một sáng chế một cách độc lập với người có sáng chế tương tự trước thời điểm người này nộp đơn để xin cấp văn bằng mà cá nhân, tổ chức đó đang sử dụng sáng chế đó để kinh doanh hoặc chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh thì sẽ vẫn được xem là nội dung của quyền sáng chế”.

    Như vậy có thể thấy quyền sử dụng trước của Nhật Bản cho phép cá nhân, tổ chức tiếp tục sử dụng sáng chế của mình mà không trả phí cho người được cấp văn bằng đối với sáng chế tương tự.

    Tại Mỹ pháp luật quy định về quyền sử dụng trước được quy định tại đạo Luật AIA như sau: “Cá nhân, tổ chức phải thiết lập các hoạt động có liên quan đến sáng chế trước 1 năm kể từ ngày cá nhân, tổ chức khác nộp đơn sáng chế hoặc từ ngày công bố công khai sáng chế đó. Việc sử dụng sáng chế phải diễn ra trên thực tế”.

    Pháp luật nước ngoài có nhiều quy định khác nhau về quyền sử dụng trước tuỳ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia cụ thể. Nhưng chung quy lại việc hầu hết các quốc gia đều phải yêu cầu việc cá nhân, tổ chức muốn có quyền sử dụng trước thì việc sử dụng sáng chế phải diễn ra trước ngày cá nhân, tổ chức có sáng chế tương tự nộp đơn hoặc ngày thông báo công khai sáng chế tương tự.

    Hiện nay, trên thực tế pháp luật các quốc gia vẫn còn tranh cãi liệu quyền sử dụng trước là cần thiết hay không? Và việc áp dụng quyền sử dụng trước có làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có sáng chế được cấp văn bằng. Ở Việt Nam, vẫn chưa có một cá nhân, tổ chức nào có thể chứng minh đủ điều kiện tại Điều 134 để áp dụng quyền sử dụng trước. Như vậy, có thể thấy dù đã quy định cụ thể các điều kiện nhưng việc thoả các điều kiện đó là điều hoàn toàn không dễ dàng đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

     
    2392 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    AiNguyen1995 (18/07/2017) GHLAW (18/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận