Pháp luật quy định như thế nào về hành vi khai thác khoáng sản trái phép?

Chủ đề   RSS   
  • #613201 24/06/2024

    vyle2512

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:10/06/2024
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Pháp luật quy định như thế nào về hành vi khai thác khoáng sản trái phép?

     

    Hiện nay, tình trạng khai thác đá trái phép đang diễn ra thường xuyên, công khai. Nhiều người tiến hành đào xới để lấy đá cổ thạch chở đi bán kiếm lời. Vậy khai thác trái phép khoáng sản bị xử phạt về hành chính như thế nào?

    1. Thế nào là khai thác khoáng sản?

     

    Căn cứ Khoản 1 và Khoản 7 Điều 2  Luật khoáng sản 2010 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

     

    Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

    Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

     

    Như vậy, các khoáng vật, khoáng chất ở thể rắn, lỏng, khí trong lòng đất, trên mặt đất, ở bãi thải của mỏ đều là khoáng sản. Hoạt động khai đào, phân loại, làm giàu, thu hồi khoáng sản… đều là hành vi khai thác khoáng sản.

    2. Thế nào là hành vi khai thác khoáng sản trái phép?

    Căn cứ Điều 8 Luật khoáng sản 2010 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản như sau:

    - Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

    - Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    - Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.

    - Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.

    - Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

    - Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ Điều 51 Luật khoáng sản 2010 quy định về tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau:

    - Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:

    + Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;

    + Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.

    - Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.

    Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 55 Luật khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau:

    Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:

    + Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;

    Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản được xem là có hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản mà không đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản và không được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cũng là hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

    3. Mức phạt vi phạm đối với hành vi khai thác trái phép khoáng sản

    Căn cứ Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

    (1) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

    - Dưới 10 m3 thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

    - Từ 10 m3 đến dưới 20 m3: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

    - Từ 20 m3 đến dưới 30 m3: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

    - Từ 30 m3 đến dưới 40 m3: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

    - Từ 40 m3 đến dưới 50 m3: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

    - Từ 50 m3 trở lên: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    (2) Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau:

    - Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

    - Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này;

    - Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này.

    (3) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại

    - Dưới 100 tấn: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

    - Từ 100 tấn đến dưới 200 tấn: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

    - Từ 200 tấn đến dưới 300 tấn: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

    - Từ 300 tấn đến dưới 400 tấn: Phát tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng;

    - Từ 400 tấn đến dưới 500 tấn: Phạt tiền từ  700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng;

    - Từ 500 tấn trở lên: Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

    Ngoài các mức phạt tiền trên, cơ quan có thẩm quyền còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền, tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính. 

    Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm

    Như vậy, tùy theo diện tích khoáng sản bị khai thác trái phép mà pháp luật quy định mức phạt tiền khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình khai thác mà có hành vi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cũng là một yếu tố xét đến khi quyết định mức xử phạt hành chính trong khai thác trái phép khoáng sản.

     

     
    178 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận