Pháp luật chẳng lẽ thiếu tình người vậy sao?

Chủ đề   RSS   
  • #275323 15/07/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Pháp luật chẳng lẽ thiếu tình người vậy sao?

    Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, phòng chống bạo lực gia đình có nhiều quy định thiếu tính thực tiễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nếp văn hóa Việt xưa nay.

    Phạt tiền từ trên 1,5 đến 2 triệu đồng đối nếu thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó sợ.

    Thử hỏi nếu ba, mẹ dọa nạt con bằng hình ảnh, con vật, đồ vật nhằm mục đích để bé ăn cơm, uống thuốc khi bệnh, ngủ đúng giờ, hoặc đi tắm…thì sẽ bị phạt ư?

    Quả thật đọc vào quy định trên tôi rợn cả người, nếu mà nó có hiệu lực quay về trước chắc ba tôi cũng bị phạt nhiều lắm đó. Thưở nhỏ tôi nghịch phá, lì lợm nhưng rất sợ ma, bóng tối, ông bị nên ba thường dùng những “hình ảnh” đó để điều khiển con mình theo hướng tốt. Giờ lớn lên tôi vô cùng cảm ơn những lời “dọa nạt” đó, và rằng tôi cũng thường xuyên áp dụng với cháu mình, chẳng lẽ tôi cũng bị phạt hay sao.

    Cần nên xác định mục đích mà hành vi hướng tới là tốt hay xấu cho người bị dọa nạt. Có như vậy pháp luật mới thể hiện được cái tình người, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội an lành, đất nước ổn định và phát triển.

    Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 đến 300 nghìn đồng nếu đe dọa tự gây thương tích hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình.

    Thử hỏi: nếu người chồng ngoại tình, người vợ bất lực chẳng biết phải làm sao ngăn chặn nên đe dọa chồng bằng cách: nếu anh không dừng việc đó lại thì em sẽ tự tử cho anh coi. Vậy người vợ có bị xử phạt hay không?

    Đọc được quy định trên tôi lại nhớ và yêu mẹ mình nhiều hơn, lúc nhỏ mẹ không hề đánh tôi một roi, nhưng tôi vẫn nghe lời mẹ, trở thành đứa con ngoan trong gia đình. Bởi mỗi lúc tôi lì, tôi hư mẹ thường bảo nếu con còn như vậy nữa mẹ sẽ chết cho con coi, hoặc mẹ tự đánh vào người mẹ. Thật sự nếu lúc đó mẹ đánh đòn tôi thì tôi cũng chẳng sợ đâu, vì tôi cứng đầu và không sợ roi vào mông như những đứa bé khác, nhưng tôi sợ mẹ đau vậy là tôi nghe lời mẹ. Giờ đã lớn, nhiều lúc ngẫm lại “đây là cách dạy con kỳ quặc của mẹ” nhưng rất là hay, lời dạy ấy không phải là đòn roi nhưng là tiếng nhạc mách bảo vào trái tim, ý thức của trẻ thơ, chính điều đó đã làm nên sự vĩ đại. Chẳng lẽ, một người mẹ như thế mà bị xử phạt hay sao? Tình người còn đâu vậy các bác soạn thảo?

    Một lần nữa tôi nhắc đến: cần xem lại mục đích của sự đe dọa hướng tới là tốt hay xấu cho nguời bị đe dọa. Bởi những lời “đe dọa” đôi khi là sợi dây liên kết giữ thành viên gia đình, làm gia đình sống tốt hơn.

    Lời kết: Xin hãy để những vấn đề dân sự thiêng liêng cho nếp văn hóa Việt, nền văn hiến mấy nghìn năm điều chỉnh, chứ đừng dùng sự máy móc của pháp luật “hại điện” phá vở sự tuyệt vời đó bằng mối quan hệ “Hành là chính”.

     
    8644 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #275393   15/07/2013

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    các vị pháp luật cứ thích lấn sân của đạo đức hay qpxh khác là sao , pháp luật là công cụ cụ của nhà nước chứ có phải là chiếc gậy như ý hay thần kỳ mà có thể làm được tất cả mọi việc đâu, cái j cũng nên có vạch đèn đỏ mà dừng không gì lại bảo sao dân không nghe

     
    Báo quản trị |  
  • #275410   15/07/2013

    maiphd
    maiphd

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Tôi lại thấy 2 quy định trên phù hợp.

    Việc dọa nạt một đứa trẻ về những yếu tố siêu nhiên/đáng sợ có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý từ nhỏ của nó. Điều đó chẳng nên tí nào. Cánh đàn ông hay đem những thứ đó ra dọa và nghĩ trẻ con thì biết gì với cả chẳng sao đâu, nhưng những tác dụng nó đem lại chẳng nhiều, có khi còn phản tác dụng.

    Còn phải chú ý đến yếu tố "thường xuyên" trong quy định nữa.

    Việc dọa tự tử hoặc hành hạ bản thân để đòi đáp ứng yêu cầu cũng đem lại những tác dụng phụ y hệt như vậy về tâm lý. Một người tôi quen từng hay dọa tự tử với con, để rồi sau đó đứa con lại dọa lại y hệt như vậy với mẹ nó khi đòi hỏi gì đó. Nếu mẹ nó không đáp ứng, nó lập tức cầm dao cứa vào cổ tay rồi nói: "Mẹ tự tử được con cũng tự tử được, cùng lắm cả 2 đều chết."

    Bạo hành không chỉ là vũ lực mà còn là lời lẽ nữa. Lời nói ai bảo không thể giết người? Chưa kể đến việc bạo hành chỉ bị xử lý khi có người tố cáo, còn lại nếu trong nội bộ gia đình êm thấm, bên ngoài nhìn vào không có vấn đề gì thì sẽ chẳng bị đặt ra chuyện bị phạt.

    Nếu mà cứ vin vào "văn hóa Việt" thì các ông bố ngày xưa nện vợ đánh con ra bã rồi rao rảng là vì muốn tốt cho con, vậy cứ giữ cái "nếp" đó à?  Muốn "tốt", xác định thế nào là tốt, thế nào là xấu?

    Bạn phamthanhhuu thấy các cách giáo dục đó là tốt, tôi thấy các cách giáo dục đó mới là thiếu tình người, lại còn phản giáo dục nữa. Các quy định của pháp luật thì nên hướng tới lợi ích chung cho cộng đồng để đưa ra sự can thiệp, không phải 1-2 người cảm thấy "cũ mới hay" mà không đưa ra. Có thể tôi đồng ý với bạn rằng pháp luật của Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp, còn nhiều kẽ hở và cả tình trạng luật trên mây, nhưng ở trong TH này tôi thấy luật quy định không sai.

     
    Báo quản trị |  
  • #275419   15/07/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào maiphd!

    Bạn nghĩ sao nếu mình dọa đứa bé làm đứa bé ăn cơm, uống thuốc khi bệnh, đi ngủ đúng giờ... vậy sẽ tốt cho đứa bé chứ bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #275429   15/07/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Lúc nhỏ ba, mẹ tôi dạy tôi như thế đó. giờ cũng bình thường và cảm ơn ba mẹ thôi. chứ có ảnh hưởng tâm lý gì đâu bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #275431   15/07/2013

    maiphd
    maiphd

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Lúc nhỏ ba, mẹ tôi dạy tôi như thế đó. giờ cũng bình thường và cảm ơn ba mẹ thôi. chứ có ảnh hưởng tâm lý gì đâu bạn!

    Bạn lại đang dùng một trường hợp để khái quát lên thành toàn bộ những TH khác. Sự đánh giá để khách quan hơn không nên hoàn toàn từ bản thân để phán xét rằng điều đó không thể xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #275433   15/07/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    maiphd viết:

    Bạn lại đang dùng một trường hợp để khái quát lên thành toàn bộ những TH khác. Sự đánh giá để khách quan hơn không nên hoàn toàn từ bản thân để phán xét rằng điều đó không thể xảy ra.

    tất nhiên mọi bài viết đều chứa đựng quan điểm chủ quan, cá nhân dù ít hay nhiều mà. Nên mình cho rằng đối với mình như thế là hợp lý. Còn bạn ko cho rằng hợp lý thì quyền của bạn. Tranh luận để tiếp thu quan điểm. Còn kết quả: ai giữ phần mình như anh ntdieu nói ở bài viết khác của mình.hehe

     
    Báo quản trị |  
  • #275443   15/07/2013

    maiphd
    maiphd

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    phamthanhhuu viết:

     

    maiphd viết:

     

    Bạn lại đang dùng một trường hợp để khái quát lên thành toàn bộ những TH khác. Sự đánh giá để khách quan hơn không nên hoàn toàn từ bản thân để phán xét rằng điều đó không thể xảy ra.

     

     

    tất nhiên mọi bài viết đều chứa đựng quan điểm chủ quan, cá nhân dù ít hay nhiều mà. Nên mình cho rằng đối với mình như thế là hợp lý. Còn bạn ko cho rằng hợp lý thì quyền của bạn. Tranh luận để tiếp thu quan điểm. Còn kết quả: ai giữ phần mình như anh ntdieu nói ở bài viết khác của mình.hehe

    Nếu đã thế trao đổi tiếp cũng không có ích gì, chúng ta dừng lại tại đây.

     
    Báo quản trị |  
  • #275446   15/07/2013

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Mình không đồng ý với maiphd!

    Vì có những dọa nạt tốt thì ta nên công nhận, chỉ phạt dọa nạt xấu thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #275452   15/07/2013

    maiphd
    maiphd

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    hakhungbi viết:

    Mình không đồng ý với maiphd!

    Vì có những dọa nạt tốt thì ta nên công nhận, chỉ phạt dọa nạt xấu thôi.

    Dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá thế nào là tốt, thế nào là xấu? Làm sao để cơ quan nhà nước (đối tượng xử phạt) biết đó là xấu hay tốt? Hay chúng ta sẽ muốn nhà làm luật ban hành 1 VBQPPL trong đó đưa ra tiêu chí đánh giá dọa nạt sao là tốt, dọa nạt sao là xấu?

    Chắc các bạn không chú ý là hành vi bạo hành chỉ bị phạt khi có khiếu nại, tố cáo thôi nhỉ? Ví dụ như trong 1 gia đình, mẹ dọa nạt con liên tục trong 1 năm khiến đứa con sợ hãi, ông bố thấy khó chịu quá bèn tố cáo ra, lúc đó bà mẹ mới bị phạt. Còn lại ông bố chẳng tố cáo, đứa con chẳng kêu ca thì ai biết để lao vào nhà đó mà phạt?

     
    Báo quản trị |  
  • #275453   15/07/2013

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    maiphd viết:

    Dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá thế nào là tốt, thế nào là xấu? Làm sao để cơ quan nhà nước (đối tượng xử phạt) biết đó là xấu hay tốt? Hay chúng ta sẽ muốn nhà làm luật ban hành 1 VBQPPL trong đó đưa ra tiêu chí đánh giá dọa nạt sao là tốt, dọa nạt sao là xấu?

    Chắc các bạn không chú ý là hành vi bạo hành chỉ bị phạt khi có khiếu nại, tố cáo thôi nhỉ? Ví dụ như trong 1 gia đình, mẹ dọa nạt con liên tục trong 1 năm khiến đứa con sợ hãi, ông bố thấy khó chịu quá bèn tố cáo ra, lúc đó bà mẹ mới bị phạt. Còn lại ông bố chẳng tố cáo, đứa con chẳng kêu ca thì ai biết để lao vào nhà đó mà phạt?

    Nếu ko biết thế nào là xấu, thế nào là tốt thì đừng có quy định phát. chẳng lẽ vơ đủa cả nắm sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #275458   15/07/2013

    maiphd
    maiphd

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2013
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


     

    hakhungbi viết:

     

     

    maiphd viết:

     

    Dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá thế nào là tốt, thế nào là xấu? Làm sao để cơ quan nhà nước (đối tượng xử phạt) biết đó là xấu hay tốt? Hay chúng ta sẽ muốn nhà làm luật ban hành 1 VBQPPL trong đó đưa ra tiêu chí đánh giá dọa nạt sao là tốt, dọa nạt sao là xấu?

    Chắc các bạn không chú ý là hành vi bạo hành chỉ bị phạt khi có khiếu nại, tố cáo thôi nhỉ? Ví dụ như trong 1 gia đình, mẹ dọa nạt con liên tục trong 1 năm khiến đứa con sợ hãi, ông bố thấy khó chịu quá bèn tố cáo ra, lúc đó bà mẹ mới bị phạt. Còn lại ông bố chẳng tố cáo, đứa con chẳng kêu ca thì ai biết để lao vào nhà đó mà phạt?

     

     

    Nếu ko biết thế nào là xấu, thế nào là tốt thì đừng có quy định phát. chẳng lẽ vơ đủa cả nắm sao?

     

     

    Không quy định thì xử lý các hành động bạo hành tinh thần này như thế nào? Để các nạn nhân tiếp tục chịu đựng chỉ vì đũa không được vơ cả nắm, cũng chẳng được vơ từng chiếc sao?

    Nếu bạn chú ý đến cái đoạn dưới tôi viết, chắc sẽ thấy không cần có quy định "xấu" hay "tốt" gì (vì quy định vào là tự động bị rối loạn). Không ai sẽ tự dưng lao vào nhà để quy kết là bạn đã bị phạt do dọa nạt con hay dọa tự tử nếu như không có ai đó ở trong cuộc đưa ra lời yêu cầu cần phải làm như vậy.

    Nếu cần quy định thêm, họa chăng chỉ là quy định thêm rằng "có thiệt hại xảy ra". Tức là người bị đe dọa phải có những sự ảnh hưởng không tích cực thì người đe dọa mới bị phạt và thiệt hại xảy ra càng nhiều, hành vi bị phạt càng nặng.

    Có điều quan trọng là đừng vin vào cớ là "văn hóa Việt" xưa nay vẫn hay dọa con, dọa chết mà nói rằng việc bạo hành tinh thần là "muốn tốt" cho người trong gia đình để mà cho phép các hành vi đó tiếp diễn mà không chịu chế tài nào được. Muốn tốt làm xấu cũng không nên được cổ xúy.

    Cập nhật bởi maiphd ngày 15/07/2013 05:25:57 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #578226   22/12/2021

    Khó mà bảo pháp luật có tình người được. Pháp luật chỉ là những quy định khung, là mức tối thiểu mà người ta phải đạt được. Còn xét mặt tình cảm đạo đức thì nó ở mức độ khác, khung khác. Khó mà yêu cầu pháp luật phải đặt tình cảm vào được. Cũng vì lý do đó tại phiên tòa thì có hội thẩm để có thể áp dụng tình cảm vào pháp luật. 

     
    Báo quản trị |  
  • #595373   09/12/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Pháp luật chẳng lẽ thiếu tình người vậy sao?

    Sự cồng kềnh, bất cập và mâu thuẫn, chồng chéo làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng, hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh thấp. Các xung đột, chồng chéo này cũng là những cản trở đối với việc thực hiện pháp luật, làm giảm niềm tin vào pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #596221   29/12/2022

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Pháp luật chẳng lẽ thiếu tình người vậy sao?

    Cảm ơn bài viết của bạn thật sự rất ý nghĩa, qua đây người đọc có thể một lần nữa suy nghĩ về những quy định của pháp luật dân sự dùng để điều chỉnh các hành vi trong đời sống hàng ngày. Không phải lúc nào những hành vi dọa nạt, quát mắng…cũng là tốt, nhưng không phải luôn là xấu. Mỗi chúng ta cần nhìn nhận vấn đề ở góc độ khách quan để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #596467   30/12/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Pháp luật chẳng lẽ thiếu tình người vậy sao?

    Theo quan điểm của mình thì cách nói pháp luật "thiếu tình người" chỉ dành cho những người bị áp dụng các chế tài xử lý của luật mà thôi. Chúng ta cần nhìn góc độ khác khi pháp luật là công cụ, biên pháp mà nhà nước bảo vệ những người bị thiệt hại, ảnh hưởng quyền lợi. Mặt khác, việc đưa tình cảm quá nhiều vào pháp luật sẽ khiến mọi thứ trở nên cảm tính, không còn tính đồng nhất khi xử lý nữa.

     
    Báo quản trị |