Phân tích nghề và công việc trong quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Chủ đề   RSS   
  • #613689 04/07/2024

    ngocngocngyn

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/03/2024
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Phân tích nghề và công việc trong quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

    Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và Xã hội ban hành.

    Dưới đây là toàn bộ nội dung phân tích nghề và phân tích công việc trong quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

    1. Phân tích nghề

    Điều 8 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH thu thập tài liệu, tiêu chuẩn của nghề đang được sử dụng ở trong và ngoài nước.

    Nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó theo quy mô lớn, nhỏ, trung bình và trình độ công nghệ đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong quản lý ở các mức độ phổ biến, cũ, mới để lập danh sách doanh nghiệp cần khảo sát đảm bảo đại diện cho các vùng, miền trong cả nước.

    Xây dựng các mẫu phiếu điều tra theo các đối tượng sau:

    - Phiếu điều tra về tình hình sử dụng và phân công lao động đối với nghề khảo sát cho đối tượng khảo sát là doanh nghiệp.

    - Phiếu điều tra về chức năng, vai trò, vị trí đang đảm nhận; các nhiệm vụ, công việc thường xuyên, không thường xuyên cần phải thực hiện và điều kiện, bối cảnh thực hiện từng công việc đó cho các đối tượng khảo sát trong doanh nghiệp là người quản lý hoặc phụ trách, người làm công tác chuyên môn kỹ thuật và người trực tiếp làm các công việc của nghề hoặc làm công việc có liên quan đến nghề khảo sát.

    Tiến hành việc khảo sát tại các doanh nghiệp được lựa chọn theo danh sách đã lập tại Khoản 2 và theo các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH nhằm điều tra về các vị trí việc làm của nghề tại nơi làm việc và thu thập dữ liệu về các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm.

    Tổ chức việc phân tích dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH để xác định các vị trí việc làm phổ biến của nghề và các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm đó; tổng hợp và lập thành bảng các vị trí việc làm phổ biến của nghề.

    2. Phân tích công việc

    Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH căn cứ dữ liệu thu thập từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH, thực hiện các công việc sau đây:

    - Phân tích kết quả điều tra đã thu thập theo từng công việc của từng vị trí việc làm đã được xác định theo Khoản 5 Điều 8 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH để lập các phiếu phân tích công việc.

    - Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH (nếu có) để điều chỉnh các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập theo Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH;

    - Tổ chức việc lấy ý kiến góp ý các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Điểm aĐiểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc sau khi nhận được các ý kiến góp ý;

    - Tiến hành hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho các phiếu phân tích công việc đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH; hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.

    Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH, tiến hành các công việc như sau:

    - Phân tích tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống thực hiện công việc cũng như mức độ linh hoạt và sáng tạo khi thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc của từng vị trí việc làm để xác định bậc trình độ kỹ năng nghề của vị trí việc làm đó dựa theo khung của từng bậc trình độ kỹ năng được quy định tại Điều 5 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH;

    - Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH;

    - Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu đã được thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH (nếu có) để điều chỉnh sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập theo Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH;

    - Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại các điểm a, bc của Khoản 2 Điều 9 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để góp ý cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề sau khi nhận được các ý kiến góp ý.

    Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung phân tích nghề và phân tích công việc trong quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH.

     

     

     
    58 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận