Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Quyền và nghĩa vụ của dì ghẻ đối với con chồng?

Chủ đề   RSS   
  • #609991 28/03/2024

    huongpham3797

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Quyền và nghĩa vụ của dì ghẻ đối với con chồng?

    Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ, con chồng được quy định ra sao?

    Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”?

    Từ bao đời nay, kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam luôn ẩn chứa những bài học sâu sắc về cuộc sống. Trong số đó, câu ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương” đã trở nên quen thuộc với mỗi người con đất Việt. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa to lớn, thể hiện quan điểm của người xưa về những điều không thể xảy ra hoặc rất khó xảy ra.

    Để hiểu được ý nghĩa của câu nói này, chúng ta cần tìm hiểu về nghĩa đen và nghĩa bóng của câu nói.

    Cụ thể, về nghĩa đen, Bánh đúc là món ăn được làm từ bột gạo, thường được tráng mỏng và cắt thành từng miếng vuông hoặc chữ nhật. Bánh đúc có đặc điểm mềm mịn, dai dai và không có xương.

    Câu nói "Mấy đời bánh đúc có xương" khẳng định rằng bánh đúc không bao giờ có xương, điều này hiển nhiên và dễ hiểu. Tuy nhiên, câu nói được sử dụng với nghĩa bóng, dùng hình ảnh bánh đúc để tượng trưng cho những điều không thể xảy ra, hoặc rất khó xảy ra.

    Thông thường, chúng ta thường nghe câu nói "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng". Như đã đề cập ở trên, Bánh đúc được làm bằng bột gạo, có thể là bánh nhân ngọt đậu xanh hoặc là nhân mặn nên làm sao mà có xương cho được.

    Vậy theo ý của dân gian muốn nói ở đây chính dễ gì mà tìm ra được xương trong bánh đúc, cũng như là tình cảm của mẹ kế dành cho con của chồng sẽ không mặn mà, sâu sắc, dễ gì tìm được người mẹ ghẻ yêu thương con chồng. Quan niệm "mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" xuất phát từ thực tế đó, thể hiện sự nghi ngờ, không tin tưởng vào khả năng một người phụ nữ không phải mẹ ruột có thể yêu thương con chồng như con ruột của mình.

    Câu ca dao "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho những đứa trẻ mồ côi mẹ, phải sống trong cảnh "mẹ ghẻ con chồng".

    Câu nói cũng là lời khuyên cho những người phụ nữ khi tái hôn cần đối xử tốt với con riêng của chồng.

    DL-banh-duc

    Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ đối với con chồng?

    Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ đối với con chồng được quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mẹ ghẻ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

    Cụ thể, mẹ ghẻ có các quyền và nghĩa vụ sau đối với con chồng:

    (1) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

    - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    - Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    (2) Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

    - Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

    (3) Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

    - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

    Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

    - Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

    - Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

    Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với mẹ ghẻ?

    Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với mẹ ghẻ được quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể gồm:

    (1) Quyền và nghĩa vụ của con

    - Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

    - Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

    - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

    Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    - Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

    - Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

    (2) Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

    - Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

    Tóm lại, câu ca dao "Mấy đời bánh đúc có xương" được sử dụng với nghĩa bóng, dùng hình ảnh bánh đúc để tượng trưng cho những điều không thể xảy ra, hoặc rất khó xảy ra.

    Khi kết hợp với "mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" thì câu nói mang hàm ý sự nghi ngờ, không tin tưởng vào khả năng một người phụ nữ không phải mẹ ruột có thể yêu thương con chồng như con ruột của mình.

    Về quyền và nghĩa vụ giữa dì ghẻ và con chồng thì thực hiện như quy định trên.

     

     

     
    157 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận