Phân loại thủ tục hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #553421 29/07/2020

    Phân loại thủ tục hành chính

    Căn cứ mục đích thủ tục hành chính:

    - Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật: thủ tục này được quy định trong Luật năm 2015. Tuy nhiên, về thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong Luật này chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản. Do vậy, thủ tục cụ thể của việc ban hành loại văn bản này còn được quy định trong các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, Quyết định của UBND cấp tỉnh... Ở đây, cần phân biệt với thủ tục lập pháp (do Quốc hội tiến hành), còn thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tư cách là thủ tục hành chính thì được tiến hành bởi các chủ thể như Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quản ngang bộ Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ủy ban nhân dân các cấp. 

     

    - Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể: Loại thủ tục này được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hành chính khác nhau như: Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội quy định thủ tục đăng ký doanh nghiệp Luật Thi đua khen thưởng số 39/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng quy định thủ tục khen thưởng; Luật Hộ tịch Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014 của Quốc hội quy định thủ tục đăng ký kết hôn... Tuy nhiên, để thủ tục thực hiện các loại việc như vậy được rõ ràng, cụ thể thì cần có các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành như các nghị định, thông tư. Loại thủ tục này càng rõ ràng, cụ thể, đơn giản thì càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

     

    Căn cứ vào tính chất công việc giải quyết:

     

    - Thủ tục hành chính nội bộ: là thủ tục được tiến hành nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chất nội bộ của cơ quan nhà nước, tổ chức. Hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước, tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào tính ổn định các mối quan hệ, tính linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình xử lý các quan hệ nội bộ. Những quan hệ thủ tục hành chính nội bộ điển hình có thể kể ra là: thủ tục giải quyết các vấn đề nhân sự như khen thưởng, điều động, bổ nhiệm, thủ tục liên hệ công việc giữa các bộ phận công tác trong cơ quan, tổ chức.

     

    - Thủ tục hành chính liên hệ: là thủ tục được xác lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm hình thành các mối quan hệ thủ tục hành chính phát sinh bên ngoài cơ quan nhà nước. Đây là điểm khác biệt với thủ tục hành chính nội bộ - là loại thủ tục được tiến hành để củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan, tổ chức. Thông qua loại thủ tục này mà tổ chức, công dân đánh giá được trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức với tư cách là chủ thể thực thi thủ tục hành chính.

     
    11841 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận