Phân loại các giao dịch dân sự giả tạo

Chủ đề   RSS   
  • #553088 28/07/2020

    Phân loại các giao dịch dân sự giả tạo

    Có hai loại giao dịch dân sự giả tạo đó là giao dịch dân sự nhằm che dấu một giao dịch khác và giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Đặc điểm chung của hai loại giao dịch này đó là sự nhất trí, thông đồng từ trước của các bên xác lập giao dịch giả tạo nhằm tạo nên cái nhìn sai lầm cho người khác đối với giao dịch đó. Bên cạnh đó hai loại giao dịch này cũng có sự khác biệt cơ bản như sau:

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật dân sự thì giao dịch được xác lập giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác, thì giao dịch giả tạo vô hiệu. Giao dịch giả tạo bị vô hiệu toàn bộ và vô hiệu từ thời điểm xác lập. Giao dịch bị che giấu là giao dịch có thật nếu thỏa mãn các điều kiện của giao dịch theo quy định tại Điều 117 BBộ luật dân sự thì giao dịch bị che giấu có hiệu lực. Nếu giao dịch bị che giấu không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì cũng vô hiệu.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật dân sự trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch giả tạo với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thường phát sinh trong trường hợp một người đang có nghĩa vụ thi hành một bản án dân sự về tài sản có hiệu lực, nhưng người này muốn tránh việc thi hành án nên đã bán tài sản là tài sản duy nhất để thi hành án nhằm trốn tránh trách nhiệm về tài sản đối với người được thi hành án.

     
    2084 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lqc2010 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553213   28/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Có hai loại giao dịch dân sự giả tạo đó là giao dịch dân sự nhằm che dấu một giao dịch khác và giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Đặc điểm chung của hai loại giao dịch này đó là sự nhất trí, thông đồng từ trước của các bên xác lập giao dịch giả tạo nhằm tạo nên cái nhìn sai lầm cho người khác đối với giao dịch đó. Bên cạnh đó hai loại giao dịch này cũng có sự khác biệt cơ bản như sau:

    – Đối với trường hợp thứ nhất thì có hai loại giao dịch dân sự song song cùng tồn tại đó là giao dịch giả tạo và giao dịch bị che giấu. Giao dịch dân sự giả tạo sẽ bị vô hiệu và giao dịch đích thực vẫn có hiệu lực pháp lí một số trường hợp nếu vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch vẫn có thể bị vô hiệu cùng giao dịch giả tạo.

    – Đối với trường hợp thứ hai thì trên thực tế hoàn toàn không có một giao dịch nào cả, các bên xác lập giao dịch tưởng tượng, hư cấu nên các quy định, điều khoản trong giao dịch giả tạo. Thông thường thì trường hợp này thể hiện ở:

    + Bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại nghĩa vụ dân sự với chủ thể khác, nhưng để trốn tránh nghĩa vụ đó đã thực hiện một giao dịch khác với người thứ ba.

    + Khi tham gia giao dịch chủ thể phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định với nhà nước nhưng không muốn thực hiện nên đã xác lập giao dịch với người thứ ba.

     
    Báo quản trị |