Phân biệt xử phạt hành chính và biện pháp ngăn chặn hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #490252 23/04/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Phân biệt xử phạt hành chính và biện pháp ngăn chặn hành chính

    Hành vi vi phạm hành chinh là các hành vi xâm phạm đến các quan hệ quản lý Nhà nước (nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự). Trong cưỡng chế hành chính, hoạt động xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn được sử dụng phổ biến nhất. Hai biện pháp này được sử dụng với các mục đích khác nhau và được quy định rõ trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

     

    Xử phạt hành chính

    Biện pháp ngăn chặn

    Khái niệm

    Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

    Ngăn chặn hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có thể: Có vi phạm hoặc không có vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm hành chính có thể xảy ra.

    Mục đích

    Xử phạt nhằm mục đích răn đe đối với các hành vi vi phạm hành chính

    Ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính xảy ra

    Cơ sở áp dụng

    Có vi phạm hành chính xảy ra.

    Cơ sở áp dụng ngăn chặn hành chính có thể khi không vi phạm hành chính, trước khi có vi phạm hoặc vi phạm đang xảy ra.

    Các biện pháp áp dụng

    - Cảnh cáo;

    - Phạt tiền;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

    - Trục xuất.

    (Khoản 1 điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính)

    - Tạm giữ người;

    - Áp giải người vi phạm;

    - Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

    - Khám người;

    - Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

    - Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    - Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

    - Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    - Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

    Thẩm quyền

    Chủ tịch UBND các cấp (Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính)

    Công an nhân dân (Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính)

    Bộ đội biên phòng (điều 40), Cảnh sát biển (điều 41), Hải quan (Điều 42), Kiểm lâm (Điều 43), cơ quan Thuế (Điều 44), Quản lý thị trường (Điều 45), Thanh tra (Điều 46), Tòa án nhân dân (Điều 48), Cơ quan thi hành án dân sự (Điều 49),…

    Các cơ quan xử lý các hành vi vi phạm đến quan hệ hành chính do mình quản lý theo quy định của pháp luật.

    Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định tại khoản 1 điều 123 luật xử lý vi phạm hành chính.

     

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 23/04/2018 07:26:15 CH Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 23/04/2018 07:24:16 CH
     
    16400 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận