Ngân hàng ngoài hoạt động nhận tiền gửi còn thực hiện các hoạt động khác như cho vay, dịch vụ thanh toán, góp vốn, mua cổ phần,... Vậy, vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tại ngân hàng có gì khác nhau? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Các ngân hàng nào được thực hiện hoạt động cho vay?
Cho vay là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Các ngân hàng được thực hiện hoạt động cho vay
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng cho vay là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm:
- Ngân hàng thương mại;
- Ngân hàng hợp tác xã;
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
- Tổ chức tài chính vi mô;
- Quỹ tín dụng nhân dân;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ai là người đi vay?
Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:
- Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.
Theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:
- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.
- Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài phục vụ nhu cầu đời sống, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, ngân hàng cũng có thể thực hiện hoạt động cho vay. Các ngân hàng này bao gồm ngân hàng thương mại và ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng có mấy loại cho vay?
Theo Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có 03 loại cho vay như sau:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
Như vậy, ngân hàng sẽ có ba loại cho vay là ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Phân biệt vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ngân hàng
STT
|
Tiêu chí
|
Vay ngắn hạn
|
Vay trung hạn
|
Vay dài hạn
|
1
|
Thời hạn cho vay
Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN
|
Tối đa 01 (một) năm
|
Trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm
|
Trên 05 (năm) năm
|
2
|
Đối tượng vay
Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN
|
Cá nhân, pháp nhân
|
Cá nhân, pháp nhân
|
Cá nhân, pháp nhân
|
3
|
Mục đích vay
|
Thông thường là vay vì cần vốn gấp
|
Thông thường là vay tiêu dùng tín chấp, vay đầu tư kinh doanh
|
Thông thường là mua nhà, mua bất động sản, kinh doanh sản xuất
|
4
|
Rủi ro
|
Ít rủi ro về khả năng thanh toán và chuyển đổi kỳ hạn.
|
Rủi ro cao nếu bị biến động thị trường/hoạt động đầu tư kinh doanh có tiến độ chậm
|
Rủi ro cao vì thời gian nợ kéo dài và có thể chịu lãi suất cao hơn, người vay có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ và quản lý tài chính.
|
5
|
Hình thức vay
|
Ứng tiền mặt, thẻ tín dụng, vay tiêu dùng ngắn hạn, vay trả góp trực tuyến, vay theo hoá đơn
|
Vay theo dự án đầu tư, vay tín dụng để thuê mua
|
Vay thế chấp, vay cầm cố, vay theo dự án/mức cho vay, vay hợp vốn
|
6
|
Lãi suất
|
- Thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ
(Khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN)
- Tối đa hiện nay bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm
(Điều 1 Quyết định 1125/QĐ-NHNN năm 2023)
|
- Thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng
- Tùy từng ngân hàng và thời hạn cụ thể mà mức lãi suất có thể dao động từ 6,5 - 11%/năm
(Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
|
Thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng
- Tùy từng ngân hàng và thời hạn cụ thể mà mức lãi suất có thể dao động từ 13 - 15%/năm
(Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
|
7
|
Điều kiện vay
|
Đơn giản, có các điều kiện cơ bản như:
- Công dân quốc tịch Việt Nam có độ tuổi trên 18 tuổi trở lên.
- Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/hộ chiếu) còn thời hạn trên 6 tháng.
- Không có nợ xấu, lịch sử tín dụng tốt.
- Bên cạnh đó, khách hàng có thể sẽ cần đáp ứng những điều kiện cũng như cung cấp một số giấy tờ khác tùy theo quy định của mỗi ngân hàng
|
Ngoài các điều kiện cơ bản, tuỳ theo ngân hàng còn có các điều kiện như:
+ Có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh sản phẩm của dự án.
+ Vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư TSCĐ/dự án.
+ Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả.
|
Ngoài các điều kiện cơ bản cần:
- Đảm bảo đối vật: Là hình thức đảm bảo tín dụng, trong đó tổ chức vay có vai trò là chủ nợ.
- Tài sản thế chấp sẽ được sử dụng để gán nợ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ.
- Thế chấp: Phải có tài sản thế chấp. Điều này đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.
- Hình thức cầm cố: Người vay phải giao tài sản cho đơn vị cho vay để chứng minh, trường hợp không trả được nợ sẽ bán đi và trừ nợ.
|
8
|
Thời gian giải ngân
|
Thường 3 - 5 ngày
|
Thường 5 - 10 ngày
|
Thường 10 - 14 ngày
|
Như vậy, có thể nhận thấy vay ngắn hạn có điều kiện vay dễ nhất, lãi suất thấp nhất, rủi ro phát sinh thấp. Tuy nhiên, kỳ hạn vay ngắn hạn lại ngắn hơn các loại vay khác. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu mà người khách hàng chọn loại vay phù hợp với mình.
Xem thêm:
Thẻ ngân hàng không dùng nữa có bị tính phí không?
Phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại
Phí rút tiền thẻ tín dụng của các ngân hàng năm 2024