Phân biệt "Trọng tài thương mại" và "Hòa giải thương mại"

Chủ đề   RSS   
  • #448949 07/03/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Phân biệt "Trọng tài thương mại" và "Hòa giải thương mại"

     

    Hòa giải thương mại

    Trọng tài thương mại

    Thẩm quyền

    Chỉ được tiến hành hòa giải thương mại.

    Trung tâm trọng tài vừa có quyền giải quyết tranh chấp và tiến hành hòa giải thương mại

    Nguyên tắc giải quyết vụ việc

    Bí mật (trừ khi có thỏa thuận hoặc quy định khác)

    Không công khai (trừ khi có thỏa thuận)

    Tiêu chuẩn kinh nghiệm

    Hòa giải viên thương mại chỉ cần 02 năm kinh nghiệm công tác chuyên môn đào tạo đại học

    Trọng tài viên phải có 05 năm kinh nghiệm công tác chuyên môn đào tạo đại học

    Tổ chức

    Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:

    - Trung tâm hòa giải thương mại

    -Trung tâm trọng tài thương mại.

    Trung tâm trọng tài thương mại chỉ hoạt động trọng tài thương mại

    Vai trò

    Vai trò của hòa giải thương mại chỉ mang tính chất trung gian, thuyết phục các bên tránh việc tranh chấp chứ không có quyền áp đặt

    Ngoài việc hòa giải, vai trò của trọng tài thương mại là giải quyết tranh chấp phát sinh và phán quyết của trọng tài có sự áp đặt đối với các bên.

    Cơ chế giải quyết

    Trung tâm hòa giải thương mại chỉ mang tính chất trung gian, hiện không có quy định nào bắt buộc về việc hòa giải cho nên trung tâm hòa giải thương mại không có quyền tài phán.

    Trung tâm trọng tài thương mại có quyền ra phán quyết áp đặt, và phán quyết của trọng tài có sự bắt buộc thi hành.

    Quá trình giải quyết

    Khi hòa giải thương mại, không có quy định bắt buộc chi phối cơ chế hoạt động hòa giải.

    Khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài phải tuân theo các quy định của Luật Trọng tài thương mại.

    Kết quả giải quyết

    Kết quả hòa thành phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí hòa giải của các bên, kết quả hòa giải thành không có cơ chế bắt buộc thi hành.

    Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm, có sự bắt buộc thi hành.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật Trọng tài thương mại 2010

    - Nghị định 22/2017/NĐ-CP

     

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 08/03/2017 10:22:55 SA

    Đây là chữ ký

     
    23573 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448984   07/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    Dear bạn !

    Mình rất vui vì các nội dung bạn đã tổng hợp so sánh giữa 2 loại hình trung tâm này. Thực tế sự đóng góp của các trung tâm này trong hoạt động thương mại tại Việt Nam chưa thực sự tương xứng với chức năng vốn có, nên có của nó. Đây cũng là một thực trạng đáng buồn.

    Ngoài ra, mình xin đính chính bạn 1 chút nội dung về nguyên tắc giải quyết vụ việc thì đối với trình tự thủ tục giải quyết bằng trọng tài chắc chắn là "bí mật" chứ không phải là công khai như bạn đã nêu. Đây là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt thực sự giữa tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án.

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (07/03/2017) songhong0000 (01/09/2020)
  • #448997   07/03/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Wizardma viết:

    Dear bạn !

    Mình rất vui vì các nội dung bạn đã tổng hợp so sánh giữa 2 loại hình trung tâm này. Thực tế sự đóng góp của các trung tâm này trong hoạt động thương mại tại Việt Nam chưa thực sự tương xứng với chức năng vốn có, nên có của nó. Đây cũng là một thực trạng đáng buồn.

    Ngoài ra, mình xin đính chính bạn 1 chút nội dung về nguyên tắc giải quyết vụ việc thì đối với trình tự thủ tục giải quyết bằng trọng tài chắc chắn là "bí mật" chứ không phải là công khai như bạn đã nêu. Đây là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt thực sự giữa tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án.

     

    Mình cũng ngờ ngợ vấn đề này, tuy nhiên mình thấy quy định ở Khoản 4 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 có ghi là: "Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.". Không biết cụ thể nó là thế nào, mong bạn giải thích giúp mình.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #449036   08/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    Dear bạn !

    Theo mình thì quy định của Khoản 4 Điều 4 Luật Trọng Tài Thương Mại đã rất rõ ràng về nguyên tắc này.

    "Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác".

    "Không công khai" hiểu theo cách phân loại như của bạn thì có thể hiểu là "bí mật". Và thông thường thì nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong "Quy tắc tố tụng trọng tài của từng trung tâm" và thông thường các bên trong tranh chấp thường không có thỏa thuận về việc này. 

    Ví dụ: đơn giản là 1 start up đang triển khai sản xuất 1 thiết bị di động với công nghệ hoàn toàn mới ký kết hợp đồng với các nhà sản xuất linh kiện sẽ lựa chọn Trọng tài chứ không phải tòa án vì khi có tranh chấp các thông tin về tranh chấp, quá trình tố tụng sẽ hoàn toàn diễn ra mà không có sự hiện diện của bất kỳ bên thứ 3 nào khác tham gia để đảm bảo an toàn thông tin cho sản phẩm của họ. Còn nếu lựa chọn cơ quan tài phán là tòa án thì bất kỳ 1 cá nhân nào cũng có thể tham dự phiên tòa và như vậy thì tính bảo mật của sản phẩm của họ đã không còn, đó nhiều khi chính là trở ngại để họ giải quyết tranh chấp dù quyền lợi bị xâm phạm mà vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt".

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (10/03/2017)