Dear bạn Dong_Bich!
Theo mình thì quy định của Khoản 4 Điều 4 Luật Trọng Tài Thương Mại đã rất rõ ràng về nguyên tắc này.
"Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác".
"Không công khai" hiểu theo cách phân loại như của bạn thì có thể hiểu là "bí mật". Và thông thường thì nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong "Quy tắc tố tụng trọng tài của từng trung tâm" và thông thường các bên trong tranh chấp thường không có thỏa thuận về việc này.
Ví dụ: đơn giản là 1 start up đang triển khai sản xuất 1 thiết bị di động với công nghệ hoàn toàn mới ký kết hợp đồng với các nhà sản xuất linh kiện sẽ lựa chọn Trọng tài chứ không phải tòa án vì khi có tranh chấp các thông tin về tranh chấp, quá trình tố tụng sẽ hoàn toàn diễn ra mà không có sự hiện diện của bất kỳ bên thứ 3 nào khác tham gia để đảm bảo an toàn thông tin cho sản phẩm của họ. Còn nếu lựa chọn cơ quan tài phán là tòa án thì bất kỳ 1 cá nhân nào cũng có thể tham dự phiên tòa và như vậy thì tính bảo mật của sản phẩm của họ đã không còn, đó nhiều khi chính là trở ngại để họ giải quyết tranh chấp dù quyền lợi bị xâm phạm mà vẫn phải "ngậm bồ hòn làm ngọt".
Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)
Nguyễn Ngọc Anh
Email: ngocanhlawyer@gmail.com
Mobile: 0982502577