Phân biệt trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật

Chủ đề   RSS   
  • #533974 30/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Phân biệt trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật

    Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thì mọi công dân là cá nhân hay tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Những cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý trước những hành vi vi phạm do mình gây ra, trách nhiệm pháp đó có thể là: Trách nhiệm kỷ luật; Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm dân sự và nặng nhất là Trách nhiệm hình sự. Vậy những những trách nhiệm pháp lý này khác nhau ở những điểm nào? thì mời các bạn cùng tham khảo bảng tổng hợp dưới đây:

    Tiêu chí

    Trách nhiệm hình sự

    Trách nhiệm dân sự

     Trách nhiệm hành chính

    Trách nhiệm kỷ luật

    Căn cứ

    Bộ luật hình sự 2015

    Bộ luật dân sự 2015

    Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    Luật Cán bộ, công chức 2008

    Khái niệm

    Trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý mà người vi phạm phải chịu để trả giá cho hành vi vi phạm do mình gây ra ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể, hành vi vi phạm đó phải đủ cơ sở cấu thành tội được quy định tại Bộ luật hình sự.

     

    Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại.

    Trách nhiệm hành chính được hiểu là hậu quả pháp lý đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, phải chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.

    Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Đối tượng

    Cá nhân, pháp nhân thương mại

    Cá nhân, tổ chức

    Cá nhân, tổ chức

    - Cá nhân là cán bộ, công chức, được tuyển chọn vào ngạch nhà nước theo quy định.

    Hình thức xử lý

    - Phạt chính

    - Phạt bổ sung

    - Các biện pháp khắc phục

    - Mức bồi thường thiệt hại.

    - Các biện pháp khắc phục

    - Cảnh cáo

    - Phạt tiền

    Khiển trách

    - Cảnh cáo

    - Hạ bậc lương

    - Hạ ngạch

    - Cắt chức

    - Buộc thôi việc

    Căn cứ phát sinh

    Qua thời gian điều tra, truy tố, xét xử, có kết luận của tòa án thì người vi phạm mới phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi mình gây ra.

    -> sau khi thỏa thuận thành công thì người có có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

    - > nếu không thỏa thuận được, thì được giải quyết tại tòa án dân sự, sau khi có quyết định của tòa án thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại và có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có)

    - Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định xử phạt hành chính và người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm hành chính của mình

    Khi phát  hiện Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý kỷ luật đối với cá nhân đó

    Mục đích

    Để răn đe, trừng phạt các cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Bên cạnh đó, cũng giáo dục họ có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, để khuyên họ hoàn lương và bắt đầu lại cuộc sống mới, không phạm tội mới, hay tái phạm,...

    Nhằm răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị hại do hành vi vi phạm gây ra nhằm khắc phục những tổn thất do họ gây ra

    Nhằm bảo vệ, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước và  loại trừ những vi phạm pháp luật hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra do hành vi vi phạm đó gây ra.

    Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức

    Trên đây là các tiêu chí được mình tổng hợp, nếu bạn nào có đóng góp ý kiến bổ sung cùng để lại bình luận để Dân luật mình cùng tham khảo nhé!

    Xem thêm:

    >>> Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự

    >>>  Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý?

    >>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS

     
    105899 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận