Phân biệt tội Giết người và Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người

Chủ đề   RSS   
  • #512521 21/01/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Phân biệt tội Giết người và Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người

    Phân biệt tội

    >>> Phân biệt tội Cướp tài sản, Cướp giật tài sản và Cưỡng đoạt tài sản

    >>> Từ vụ nữ sinh lớp 9 bị xâm hại TẬP THỂ: Phân biệt Tội hiếp dâm và Giao cấu.

    >>> Phân biệt Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

    Đôi khi trong Bộ luật Hình sự có những ranh giới giữa hai tội là rất mong manh, việc xác định đúng người đúng tội là điều rất quan trọng trong xét xử người phạm tội. Giết người (Điều 123, Bộ luật Hình sự 2015) và Cố ý gây thương tích làm chết người (Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017) là một trong số đó. Bài viết sẽ xác định rõ nội dung của hai tội này để ta có thể phân biệt được hai tội này.

     

    Giết người

    Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người

    Xác định mục đích hành vi phạm tội

    Ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội là tước đoạt tính mạng của người khác

    + Nếu có đồng phạm và chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ

    + Người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.

    + Ý thức của người thực hiện chỉ nhằm mục đích là gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe, tinh thần của nạn nhân chứ không nhằm mục đích tước đi tính mạng của nạn nhân

    Xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công

    “Mức độ là tiêu chuẩn để xác định cho hành động; Cường độ là độ mạnh của lực”, việc xác định mức độ tấn công, cường độ tấn công nhằm phân biệt hai tội danh này là rất quan trọng.

    Xác định có phạm tội giết người hay không thì sẽ căn cứ vào mức độ tấn công nhanh hay chậm và cường độ tấn công nạn nhân liên tục hay không

    Ví dụ: người phạm tội đánh nạn nhân liên tục dù, với lực đánh rất mạnh mặc dù mọi người khác đã can ngăn nhưng vẫn cứ tiếp tục đánh làm cho nạn chết

    Với tội cố ý gây thương tích thì mức độ tấn công của người phạm tội nhẹ hơn so với mức độ và cường độ của tội Giết người.

    Ví dụ: khi người phạm tội đang đánh nạn nhân thì có người can ngăn, người phạm tội lập tức ngừng hành động đó lại, đây cũng được coi là yếu tố để xem xét người phạm tội gây thương tích dẫn đến chết người

    Xác định vị trí tác động

    Tấn công vào các vị trí trọng yếu của nạn nhân: đầu, ngực, bụng..

    Không nhằm vào các vị trí trọng yếu

    Khi xác định các vị trí trọng yếu của cơ thể con người cần kết hợp với việc xác định các yếu tố khác như cường độ tấn công, mức độ tấn công, hung khí sử dụng….

    Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác

    Các vũ khí sử dụng có tính chất nguy hiểm cao: súng, dao…

    Hung khí ít nguy hiểm hơn khó gây chết người hơn

    Xác định yếu tố lỗi trong việc gây ra hậu quả chết người

    Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả chết người xảy ra

    Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

    Hình phạt

    - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    + Giết 02 người trở lên;

    + Giết người dưới 16 tuổi;

    + Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    + Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    + Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    + Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    + Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    + Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    + Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    + Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    + Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    + Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    + Có tính chất côn đồ;

    + Có tổ chức;

    + Tái phạm nguy hiểm;

    + Vì động cơ đê hèn.

    - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

    Giết người không thuộc các trường hợp quy định trên.

    - Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm

    + Làm chết người

    - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

    + Làm chết hai người trở lên

     

    Căn cứ pháp lý

    Điều 123, Bộ luật Hình sự 2015.

    Khoản 4, Khoản 5, Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Nguồn: Tổng hợp

     
    30724 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    enychi (12/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận