Phân biệt tố cáo và tố giác

Chủ đề   RSS   
  • #525822 19/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt tố cáo và tố giác

    Phân biệt tố cáo và tố giác

    >>>Phân biệt Tố cáo, Khiếu nại và Khiếu kiện

    Không phải ai cũng nắm được điểm khác biệt giữa tố cáo và tố giác, vì vậy thực tế vẫn có trường hợp khi muốn kiến nghị về một hành vi vi phạm pháp luật thì công dân không biết phải tố cáo hay tố giác mới đúng.

    Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận thức rõ sự khác nhau cơ bản giữa tố cáo và tố giác để áp dụng cho đúng đắn nhé:

    TIÊU CHÍ

    TỐ CÁO

    TỐ GIÁC

    Văn bản QPPL điều chỉnh

    Luật tố cáo 2018

    Bộ luật tố tụng hình sự 2015

    Định nghĩa

    Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

    -Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    -Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

     

    Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

    Đối tượng tố cáo, tố giác

    Tố cáo bao gồm báo cho cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm.

    Tố giác về tội phạm chỉ bao gồm hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.

     

    Phải có “Có dấu hiệu tội phạm” theo quy định của Bộ luật hình sự đối với tội phạm tương ứng thì sử dụng đơn tố giác tội phạm sẽ chính xác hơn. Trong khi đó chỉ cần phát hiện hành vi vi phạm pháp luật dù thuộc lĩnh vực dân sự hay hành chính thì đã có thể đi tố cáo được.

    ->Có thể nói, khái niệm tố cáo rộng hơn và cơ bản đã bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm.

    Chủ thể thực hiện

    Cá nhân biết về hành vi vi phạm.

    ->Tố cáo là quyền của công dân.

     

    Cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội.

    ->Tố giác về tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. 

     

    Hậu quả pháp lý

    Quan hệ pháp luật về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật chỉ phát sinh sau khi công dân thực hiện quyền tố cáo. Công dân có quyền quyết định việc mình sẽ tố cáo hay không một hành vi vi phạm pháp luật.

    Nếu công dân không tố cáo dù là đã phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác thì họ cũng không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý theo pháp luật nào.

    Quan hệ pháp luật tố giác về tội phạm thì phát sinh ngay khi công dân biết về tội phạm.

    Công dân bắt buộc tố giác nếu đã biết rõ về một tội phạm đang chuẩn bị hoặc đã được thực hiện. Nếu không tố giác tội phạm thì có thể bị xử lý hình sự về Tội không tố giác tội phạm tại Điều 390 Bộ luật hình sự 2015.

    Trách nhiệm về thông tin

    Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự (Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015).

    Người tố giác phải chịu trách nhiệm đối với nội dung tố giác. Nếu cố ý tố giác sai sự thật thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015.

    Hình thức

    + Đơn hoặc;

    + Trình bày trực tiếp

    tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

     

    - Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch  01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác theo thẩm quyền điều tra của mình.

    - Viện kiểm sát giải quyết tố giác trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

     

    Thời hạn giải quyết

    Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

    Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

    Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

    (Xem thêm Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)

     

    Không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác.

    Đối với tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác thuộc thẩm quyền giải quyết.

    (Điều 11 Thông tư liên tịch  01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC)

     

    Nguồn: Tổng hợp

     
    30670 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    pham_hathanh (30/05/2021) CTXSYB (14/01/2021) ThanhLongLS (19/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận