PHÂN BIỆT THƯƠNG HIỆU VÀ NHÃN HIỆU

Chủ đề   RSS   
  • #382698 11/05/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    PHÂN BIỆT THƯƠNG HIỆU VÀ NHÃN HIỆU

    >> Những hành vi xâm phạn quyền SHTT thường gặp (sẽ cập nhật sau)

    Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn mình có được một thương hiệu trên thị trường. Vậy thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?

    - Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

    - Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

    Sự khác biệt đầu tiên là trên phương diện pháp lý, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Một doanh nghiệp cạnh tranh chỉ có thể “nhái” được nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên  nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận

     

    Thứ hai: Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

     

    Thứ ba: Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng...

    Tóm lại, nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…).

    Bài viết nếu có sai sót gì mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thành viên DanLuat

     

     

    Cập nhật bởi honhu ngày 11/05/2015 04:45:15 CH
     
    158507 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    nguyenthanhson01 (13/05/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #382712   11/05/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Mình xin trích toàn bộ bài đăng của Trang web đại diện Sở hữu trí tuệ (http://www.baohothuonghieu.net/viet-nam/bao-ho-thuong-hieu-tai-viet-nam.html)

    Bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam

     

    bao-ho_thuong_hieu_vn

    Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng hiện nay vẫn đang lầm tưởng giữa hai khái niệm Thương hiệu và nhãn hiệu. Thực thế, thương hiệu và nhãn hiệu là hai đối tượng tách biệt với nhau. Trong luật sở hữu trí tuệ chỉ tồn tại đối tượng nhãn hiệu. Tuy nhiên, do một phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sở hữu trí tuệ nên bài viết này xin tạm coi hai khái niệm này là một để đảm bảo người tiêu dùng sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với đối tượng này.

    Thương hiệu có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng: logo, mẫu thiết kế, chữ …v.v. Ngoài các quy định về mặt hình thức của nhãn hiệu, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu thì thương hiệu trong đơn đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ (NOIP) không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được cấp chứng nhận trước đó.

    Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu:

    - Tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu:

    Việc tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu là không bắt buộc, tuy nhiên đây là quy trình hết sức quan trọng để xác định khả năng thương hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu vào Cục sở hữu trí tuệ. Kết quả tra cứu thương hiệu sẽ cho thấy liệu người nộp đơn có thể tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu với mẫu thương hiệu dự định từ đầu hay phải tiến hành sửa đổi mẫu thương hiệu để đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ thương hiệu.

    - Đăng ký bảo hộ thương hiệu

    Liên Hệ với Bảo Hộ Thương Hiệu để được:

    + Tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu

    + Soạn đơn đăng ký nhãn hiệu

    + Phân loại nhóm

    + Sdt: (+84)914195266

    + Email: banquyenlogo@gmail.com

    Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được trải qua ba bước

    Bước 1: Xét nghiệm hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu: trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu được chấp nhận, Cục sở hữu trí tuệ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức. Ngược lại, Cục sở hữu sẽ ra công văn yêu cầu người nộp đơn tiến hành sửa đổi thiếu sót đối với đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu và yêu cầu người nộp đơn phải trả lời trong vòng 01 tháng kể từ ký công văn. Trong trường hợp không đủ thời gian để chuẩn bị phương án trả lời thông báo thiếu sót này thì người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có quyền gia hạn thời gian trả lời thêm 01 tháng.

    Bước 2: Công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo: trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ được công bố trên Công báo của Cục để bất kỳ một bên thứ ba nào cũng có thể tiến hành phản đối việc đăng ký này

    Bước 3: Xét nghiệm nội dung đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu: trong vòng từ 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu bao gồm 02 hướng: hướng 1: Đơn được chấp thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu; hướng 2: đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu bị từ chối. Trường hợp bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, người nộp đơn sẽ phải trả lời từ chối này trong vòng 02 tháng kể từ ngày ký công văn. Người nộp đơn cũng có thể xem xét gia hạn thời gian trả lời công văn này thêm 02 tháng.

    Thời gian thông thường để đăng ký bảo hộ thương hiệu trong khoảng từ 12 đến 16 tháng.

    NHƯ VẬY THƯƠNG HIỆU VẪN ĐƯỢC PHÁP LUẬT VIỆT NAM BẢO HỘ!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #382718   11/05/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    khoathads viết:

    Mình xin trích toàn bộ bài đăng của Trang web đại diện Sở hữu trí tuệ (http://www.baohothuonghieu.net/viet-nam/bao-ho-thuong-hieu-tai-viet-nam.html)

    Bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam

     

    bao-ho_thuong_hieu_vn

    Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng hiện nay vẫn đang lầm tưởng giữa hai khái niệm Thương hiệu và nhãn hiệu. Thực thế, thương hiệu và nhãn hiệu là hai đối tượng tách biệt với nhau. Trong luật sở hữu trí tuệ chỉ tồn tại đối tượng nhãn hiệu. Tuy nhiên, do một phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sở hữu trí tuệ nên bài viết này xin tạm coi hai khái niệm này là một để đảm bảo người tiêu dùng sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với đối tượng này.

    NHƯ VẬY THƯƠNG HIỆU VẪN ĐƯỢC PHÁP LUẬT VIỆT NAM BẢO HỘ!

    Theo mình nghĩ thì thương hiệu chỉ được bảo hộ gián tiếp thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng thương mại, tên thương mại...

     
    Báo quản trị |  
  • #382770   12/05/2015

    bravolaw123
    bravolaw123

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2014
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 10 lần


    Vâng, như bạn @honhu đã nói, thương hiệu được bảo hộ gián tiếp qua bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng, tên thương mại, slogan,... nhưng hiện tại có nhiều người hiểu nhầm rằng nhãn hiệu chính là  thương hiệu, nhãn hiệu chỉ là 1 phần của thương hiệu mà thôi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bravolaw123 vì bài viết hữu ích
    nguyenthanhson01 (13/05/2015)
  • #493160   31/05/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Vai trò của nhãn hiệu đối với hoạt động của doanh nghiệp

    Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Sở dĩ nhãn hiệu được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là bởi nó mang lại những giá trị rất lớn, cụ thể bao gồm:
     
    - Phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng chủng loại
     
    Nhãn hiệu thì thường đi kèm với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, là công cụ để người tiêu dùng biết sản phẩm do đơn vị nào cung cấp. Do đó phân biệt sản phẩm hàng hóa/dịch vụ giữa các doanh nghiệp chính là vai trò đầu tiên của nhãn hiệu.
     
    - Chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa/dịch vụ
     
    Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm rất chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó. Và nhãn hiệu sẽ là công cụ thực hiện chức năng này để rồi từ đó xây dựng uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm uy tín.
     
    - Là động lực để nâng cao chất lượng sản phẩm
     
    Một khi nhãn hiệu hàng hóa đã có vị thế nhất định trên thị trường thì sẽ trở thành động lực để doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa/dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn mà người tiêu dùng mong muốn.
     
    Báo quản trị |  
  • #493284   31/05/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Ngoài các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ không giới hạn trong lãnh thổ (nếu chủ sở hữu chứng mình được đó là nhãn hiệu nổi tiếng), thì chủ sở hữu nhãn hiệu cũng nên lưu ý rằng nhãn hiệu của họ chỉ được bảo hộ ở quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ đã đăng ký bảo hộ.

     
    Báo quản trị |  
  • #493823   09/06/2018

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

    Nhãn hiệu theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

    Trên phương diện pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì người ta sử dụng thuật ngữ thương hiệu nhiều hơn.

    Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

    Vì chỉ có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên  nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

     Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,…

    Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

    Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng… Hơn nữa nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian có hạn, còn thương hiệu được định vị lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493862   10/06/2018

    Chúng ta hay nhắc đến thương hiệu này nọ nhưng mấy ai hiểu được hết bản chất của thương hiệu. Ngay cả các chuyên gia trong lĩnh vực marketing cũng đã có nhiều cuộc tranh luận về hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu, có người chú trọng đến hình ảnh, có người lại chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm với chất lượng được cam kết thể hiện đúng (giữ lời hứa) và được khách hàng tin tưởng, khi đó hình thành thương hiệu. Nếu nói nhãn hiệu khách hàng có thể nhìn thấy và tự tìm hiểu thông qua hình ảnh, logo trên bao bì sản phẩm thì thương hiệu được biết đến thông qua sự tiêu dùng nhiều và phản ứng tích cực đến từ khách hàng.

    Nếu nói đỉnh cao của sản phẩm là thương hiệu sẽ có người đồng ý, có người không đồng ý. Nhưng nếu xét về con đường hình thành hàng hóa trao đổi từ trước đến nay, liệu có đủ để minh chứng cho khái niệm trên. Để phục vụ nhu cầu đời sống, con người tạo ra nhiều sản phẩm để tự cung tự cấp. Đến khi khả năng sản xuất được nâng cao hơn thì sản phẩm được làm ra nhiều hơn, con người nghĩ đến việc trao đổi với nhau, hình thành nên hình thức kinh doanh. Sau này, vì để duy trì việc tiêu thụ sản phẩm ổn định trong thời gian dài, con người chú trọng đến việc giữ vững chất lượng sản phẩm và khẳng định uy tín trong lòng người tiêu dùng. Đây chính là sự đánh dấu hình thành của thương hiệu. Và tạo ra thương hiệu chính là mục đích mà nhiều nhà sản xuất hàng hóa luôn muốn hướng tới.

    Ở cấp độ 1 người ta chấp nhận sử dụng một sản phẩm bất kể nó có được bảo đảm về chất lượng hay không (không có nhãn hiệu), vì vậy rủi ro gặp phải sẽ rất cao; ở cấp độ 2 (có nhãn hiệu) mức thỏa mãn cao hơn khi gắn với sự an toàn, bởi khi gặp phải rủi ro chất lượng ít ra chúng ta biết ai là người cung cấp sản phẩm, vì sản phẩm bắt buộc phải ghi rõ tên gọi, sản xuất...để phân biệt với sản phẩm khác cùng loại; ở cấp độ 3 (thương hiệu) không chỉ có nhãn hiệu, sản phẩm còn mang cả hình ảnh, cá tính, lợi ích, lời hứa chất lượng, cam kết uy tín... của nhà sản xuất, thỏa mãn đầy đủ nhất nhu cầu của con người đối với một nhu cầu cụ thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #494331   15/06/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Trong thực tế thì người ta thường hay dùng từ thương hiệu và nhãn hiệu thay thế cho nhau. Nhưng thật ra hai từ này lại hoàn toàn khác nhau

    Nhãn hiệu là dấu hiệu của một công ty được thể hiện qua hàng hóa hoặc dịch vụ công ty. Trong khi đó, thương hiệu là tên một trong các sản phẩm của công ty đó.

    Nhãn hiệu bao gồm các thiết bị, kiểu dáng, nhãn hàng hóa, tên, chữ ký, từ, ký tự, số, kiểu dáng hàng hóa, bao bì, màu sắc hoặc tập hợp màu sắc, mùi, âm thanh, chuyển động, hay bất kỳ sự kết hợp nào có thể phân biệt được hàng hóa, dịch vụ  của công ty này với hàng hóa, dịch vụ của công ty khác

    Một người có thể hỏi “Anh đang lái mẫu xe nào vậy?” và nghe trả lời “Ford”. Hoặc “Chị đang dùng thương hiệu bột giặt nào thế?" và nghe trả lời “À, tôi dùng Tide”. Cả Ford và Tide đều là nhãn hiệu, xe Ford có thể là mẫu xe và thương hiệu xe, nhưng Tide không phải là mẫu bột giặt. Bạn có thể dùng từ “Ford” như một tên thương hiệu. Một tên thương hiệu cũng có thể trở thành một nhãn hiệu. Ông Henry Ford đã sản xuất xe hơi vào năm 1903 và bắt đầu dùng logo Ford năm 1907. Nhưng đến năm 1909 thì thương hiệu Ford mới được đăng ký như một nhãn hiệu. Và ngày nay thương hiệu Ford được cả thế giới biết đến là nhãn hiệu Ford.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #495381   29/06/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Trong thực tế thì người ta thường hay dùng từ thương hiệu và nhãn hiệu thay thế cho nhau. Nhưng thật ra hai từ này lại hoàn toàn khác nhau

    Nhãn hiệu là dấu hiệu của một công ty được thể hiện qua hàng hóa hoặc dịch vụ công ty. Trong khi đó, thương hiệu là tên một trong các sản phẩm của công ty đó.

    Nhãn hiệu bao gồm các thiết bị, kiểu dáng, nhãn hàng hóa, tên, chữ ký, từ, ký tự, số, kiểu dáng hàng hóa, bao bì, màu sắc hoặc tập hợp màu sắc, mùi, âm thanh, chuyển động, hay bất kỳ sự kết hợp nào có thể phân biệt được hàng hóa, dịch vụ  của công ty này với hàng hóa, dịch vụ của công ty khác

    Một người có thể hỏi “Anh đang lái mẫu xe nào vậy?” và nghe trả lời “Ford”. Hoặc “Chị đang dùng thương hiệu bột giặt nào thế?" và nghe trả lời “À, tôi dùng Tide”. Cả Ford và Tide đều là nhãn hiệu, xe Ford có thể là mẫu xe và thương hiệu xe, nhưng Tide không phải là mẫu bột giặt. Bạn có thể dùng từ “Ford” như một tên thương hiệu. Một tên thương hiệu cũng có thể trở thành một nhãn hiệu. Ông Henry Ford đã sản xuất xe hơi vào năm 1903 và bắt đầu dùng logo Ford năm 1907. Nhưng đến năm 1909 thì thương hiệu Ford mới được đăng ký như một nhãn hiệu. Và ngày nay thương hiệu Ford được cả thế giới biết đến là nhãn hiệu Ford.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #496640   11/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Một thương hiệu có thể là một hoặc kết hợp một số yếu tố sau đây:
     

    • Từ ngữ đặc trưng: thường là các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc tên thương mại của doanh nghiệp …


    Ví dụ : 

    Bia “SÀI GÒN” (nhãn hiệu)

     

     

     

     “SABECO” (tên Công ty)

     

     Nước  mắm “PHÚ QUỐC” (chỉ dẫn địa lý)

     

    • Biểu trưng (logo):  là các nhãn hiệu hình hoặc phần hình đặc trưng của nhãn hiệu.


    Ví dụ : 

    “Hình bông sen vàng” của Hàng không Việt Nam.             
             

       

                  
    “ Hình cánh chim” của HONDA

     

    “Hình sao ba cánh” của MERCEDES

      

     

    • Khẩu hiệu (slogan): các khẩu hiệu đặc trưng


    Ví dụ : 

    “Nâng niu bàn chân Việt” của BITI’S

          

     “Connecting People” của NOKIA

       

     

    • Màu sắc: là tập hợp màu sắc đặc trưng


    Ví dụ: 

    Đỏ và trắng của Coca- cola

     

     

     

    Đỏ, nâu, đen, trắng của Cà phê Trung Nguyên 

     

    • Kiểu dáng: là hình dáng đặc trưng của bản thân sản phẩm hoặc bao bì, vật đựng


    Ví dụ: 

    Kiểu dáng đặc trưng của xe máy Lambretta

     

      

     Kiểu dáng chai đựng có múi của Coca-cola

     

     

    • Âm thanh: Một bản nhạc hoặc đoạn nhạc đặc trưng


    Ví dụ: 

    Đoạn nhạc mở đầu phim của hãng MGM (Mỹ)

    Đoạn nhạc mở đầu của phần mềm WINDOWS (Microsoft)
     

    • Mùi, vị: Mùi, vị đặc trưng của sản phẩm


    Ví dụ: 

    Mùi hoa hồng và nhài của nước hoa CHANEL No 5

    Vị thức ăn riêng của KFC
     

    • Chuyển động: Cách mở cửa nâng lên cao độc đáo của ô tô Lambroghini

     

     

    • Phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng


    Với thực tế như trên có thể đưa ra các nhận xét có tính so sánh giữa nhãn hiệu và thương hiệu như sau:
     

     

    - Trong nhiều trường hợp một thương hiệu có thể chính là một nhãn hiệu hoặc một chỉ dẫn địa lý hoặc tên thương mại của một Công ty. Tuy nhiên, các đối tượng đó thường phải được biết đến rộng rãi hoặc phải đạt được một uy tín nhất định trên thị trường.

     

    - Một thương hiệu có thể bao gồm cả các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và cả những đối tượng khác không phải là quyền sở hữu trí tuệ như các phương thức riêng phục vụ, săn sóc khách hàng…

    - Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng đối tượng thương hiệu lại không được luật hóa nên việc bảo hộ thương hiệu thường phức tạp hơn và đòi hỏi các biện pháp tổng hợp.

    - Nhãn hiệu và thương hiệu về lý thuyết đều có thể định giá nhằm mục đích xác định tài sản, góp vốn hay chuyển nhượng, chuyển giao quyền. Tuy vậy, do bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau nên cách đánh giá phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể.


    Thương hiệu thể hiện uy tín và sức cạnh tranh của một doanh nghiệp. Uy tín và sức cạnh tranh càng lớn thì thương hiệu càng mạnh và càng có giá trị. Trong từng lĩnh vực ngành nghề thường có những thương hiệu nổi bật và mỗi nước đều có những thương hiệu mạnh ở tầm quốc gia của mình. Trong số đó có những thương hiệu mạnh nhất, giá trị nhất đạt cấp độ toàn cầu. Mỗi năm, một số tổ chức thực hiện việc chọn lựa danh sách những thương hiệu tốt nhất toàn cầu, điển hình trong số đó là tổ chức Interbrand. Theo tổ chức này trong top 10 nhãn hiệu có giá trị nhất toàn cầu năm 2012 thì Hoa Kỳ chiếm đến 8 và chỉ nhường 2 vị trí 9 và 10 cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong số đó thương hiệu “Coca-Cola” chiếm vị trí quán quân với giá trị hơn 77 tỉ USD. Trong top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới thì Hoa Kỳ đã chiếm tới hơn một nửa, tiếp theo là các thương hiệu của Nhật, Đức, Pháp, Anh, Hàn Quốc và một số nước phát triển khác. Điều đó thể hiện sức mạnh kinh tế và sức cạnh tranh vượt trội của Hoa Kỳ và các quốc gia nêu trên trong nền kinh tế thế giới. Điều đáng lưu ý là trong top 100 nêu trên không có mặt bất cứ một thương hiệu nào của Trung Quốc - nền kinh tế hùng mạnh thứ 2 trên thế giới.


    Từ năm 2003 chương trình thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu, sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế. Sau 10 năm thực hiện, chương trình đã công nhận được hơn 50 thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau.


    Rõ ràng, để đạt được một thương hiệu cấp quốc tế vẫn còn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, chúng ta có thể đi con đường ngắn hơn là xây dựng và phát triển các thương hiệu cho các đặc sản hoặc sản phẩm mà chúng ta có thế mạnh để tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm đó không chỉ ở trong nước mà trên phạm vi quốc tế.

     

        

     
    Báo quản trị |