PHÂN BIỆT THẾ CHẤP VÀ CẤM CỐ

Chủ đề   RSS   
  • #392678 17/07/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    PHÂN BIỆT THẾ CHẤP VÀ CẤM CỐ

    Thế chấp và cầm cố là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Hai biện pháp này có những điểm gì giống và khác nhau?

    thế chấp cầm cố biện pháp bảo đảm

    thế chấp cầm cố biện pháp bảo đảm

    thế chấp cầm cố biện pháp bảo đảm

    thế chấp cầm cố biện pháp bảo đảm

    thế chấp cầm cố biện pháp bảo đảm

    thế chấp cầm cố biện pháp bảo đảm

    thế chấp cầm cố biện pháp bảo đảm

    Cập nhật bởi honhu ngày 17/07/2015 03:36:01 CH
     
    85491 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (19/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #394226   29/07/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    Khác nhau cơ bản nhất theo mình là việc có bàn giao tài sản không, nắm rõ là sẽ phâm biệt được ngay :/

     
    Báo quản trị |  
  • #492549   25/05/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Xin phép được bổ sung nội dung: 

    Giống nhau: 

    - Đều là biện pháp bảo đảm trong quan hệ dân sự, tồn tại với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong phạm vi đã thỏa thuận.

    - Hai biện pháp này đều có đối tượng là tài sản của bên bảo đảm.

    - Đều là quan hệ đối nhân.

    - Thời điểm chấm dứt: Khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt.

    Khác nhau:

     

    Cầm cố (Điều 309)

    Thế chấp (điều 317)

    Khái niệm

    là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

    Bản chất

    Là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất).

    Không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ).

    Thời điểm có hiệu lực

    - Hợp đồng cầm cố có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

     

     - Khi bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

    - Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

     

    - Khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp.

    Quyền của bên nhận nhận đảm   bảo

    - Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

     

    - Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

     

    - Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

     

    - Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

    - Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

     

    - Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

     

    - Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

     

    - Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

     

    - Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

     

    - Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

     

    - Xử lý tài sản thế chấp

    Nghĩa vụ của bên nhận đảm bảo

    - Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;

     

    - Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;

     

    - Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

     

    -  Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    - Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp;

     

    - Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

     

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 25/05/2018 11:54:57 SA Cập nhật bởi TuyenBig ngày 25/05/2018 10:28:03 SA
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    ntdieu (25/05/2018) tongnam10032000 (29/10/2019) yuanping (30/10/2019)
  • #531827   30/10/2019

    tongnam10032000
    tongnam10032000

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    tiền bối ơi cho em hỏi tiền bối lấy hình ảnh minh họa ở đâu vậy ạ ? em cảm ơn

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tongnam10032000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/10/2019)
  • #531956   30/10/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Liên quan đến nội dung này, các bạn cho mình hỏi giám đốc có được lấy tài sản của mình thế chấp để bảo đảm cho khoản vay của công ty không? Ví dụ ông A là giám đốc công ty TNHH B được thành lập hợp pháp theo Pháp luật, do nhu cầu kinh doanh nên công ty B yêu cầu ngân hàng C cho vay 2 tỷ, thời hạn 6 tháng , lãi 1.1% tháng. Vậy ông A có được dùng ngôi nhà của mình được định giá 5 tỷ để thế chấp đảm bảo khoản vay trên không?

     
    Báo quản trị |  
  • #560920   26/10/2020

    cho em hỏi: phạm vi của thế chấp tài sản là gì?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtien.20052000@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/10/2020)