Phân biệt sự khác nhau giữa ủy quyền, ủy nhiệm và ủy thác

Chủ đề   RSS   
  • #451706 14/04/2017

    nilovelaw

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 30 lần


    Phân biệt sự khác nhau giữa ủy quyền, ủy nhiệm và ủy thác

     

    Các khái niệm ủy quyền, ủy nhiêm, ủy thác,… thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực: Thương mại, dân sự, đất đai, nhà cửa, ngân hàng, thuế,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về khái niệm, nội dung, cơ chế áp dụng,…

    Bảng so sánh sau đây giúp bạn phân biệt được những điểm khác nhau của những khái niệm trên

     

    Uỷ  quyền

    Uỷ nhiệm

    Uỷ thác

    Khái niệm

    Là việc giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có đuợc một cách hợp pháp.

    (BLDS 2015)

    Là việc giao cho người khác hoặc tổ chức khác làm thay một nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của mình

    Là việc giao bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

    ( Luật thương mại 2005)

    Chủ thể

    Cá nhân với cá nhân

    Cá nhân với cá nhân

    Cá nhân với tổ chức

    Pháp nhân với pháp nhân

    Cá nhân với pháp nhân

    Hình thức

    -         Giấy ủy quyền

    -         Hợp đồng ủy quyền

    -         Quyết định ủy quyền

    Văn bản ủy nhiệm

    Văn bản ủy thác ( Hợp đồng ủy thác)

    Nội dung

    Không có yêu cầu cụ thể về nội dung văn bản, thông thường do 2 bên tự thỏa thuận.

    Nêu rõ mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm, phương thức ủy nhiệm và các nội dung cụ thể theo quy định của pháp luật chuyên ngành

    Hợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng.

    Thù lao

    Chỉ phải trả thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Chi trả thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể

    Bắt buộc phải có thù lao.

    Thông thường là chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để thực hiện công việc được ủy thác.

     

    Giới hạn trách nhiệm

    Vẫn có trường hợp được phép thực hiện các công việc ngoài phạm vi ủy quyền tuy nhiên phải được sự chấp thuận của bên ủy quyền.

    Vẫn có trường hợp được phép thực hiện các công việc ngoài phạm vi ủy quyền nếu các bên có thỏa thuận

    Chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác.

    Hậu quả pháp lý trong trường hợp thực hiện vượt quá giới hạn trách nhiệm:

    Hậu quả của hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền (nếu không có thỏa thuận hoặc sự chấp thuận của bên ủy quyền) thì bên đựơc ủy quyền phải tự chịu trách nhiệm.

    Trường hợp ngoại lệ: bên ủy quyền biết về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng không phản đối.

    Bên được ủy nhiệm tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá giới hạn ủy nhiệm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận

    Tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt giới hạn trách nhiệm ủy thác.

    Lĩnh vực chủ yếu thực hiện:

    Đất đai, nhà cửa, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân với nhau hoặc các yêu cầu giải quyết việc dân sự, tham gia quan hệ tố tụng khác.

    Ngân hàng, tài chính ( Ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi), Thuế, doanh nghiệp, Cơ quan nhà nước,....

    Thương mại (mua bán hàng hóa giữa cá nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với pháp nhân), kinh doanh…

    Luật điều chỉnh

    Bộ Luật Dân Sự 2015

    Pháp luật chuyên ngành về các lĩnh vực ngân hàng, tài chính,thuế,...

    Luật thương mại 2005

     

    Cập nhật bởi nilovelaw ngày 14/04/2017 10:50:45 SA Cập nhật bởi nilovelaw ngày 14/04/2017 10:49:59 SA Cập nhật bởi nilovelaw ngày 14/04/2017 01:20:19 SA
     
    57776 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #451713   14/04/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Góp ý với bạn  một số nội dung sau:

    Thứ nhất, cần bổ sung thêm việc giao kết giữa các bên trong hoạt động ủy quyền, ủy nhiệm và ủy thác:

    Ủy quyền trong một số trường hợp không cần có sự chấp thuận của bên được ủy quyền (đơn cử là bạn có thể xem nội dung tại bài viết Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền), còn 2 loại ủy nhiệm và ủy thác đương nhiên cần phải có sự chấp thuận của bên được ủy nhiệm và bên được ủy thác.

    Thứ hai, ủy nhiệm không chỉ đơn giản là sử dụng trong ngân hàng, tài chính mà còn sử dụng trong doanh nghiệp hoặc các hoạt động của cơ quan nhà nước,

    Đơn cử: tại doanh nghiệp, người được ủy nhiệm là người đại diện có đủ thẩm quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và doanh nghiệp mà mình đại diện...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    nilovelaw (14/04/2017) huylegia2810@gmail.com (31/05/2023)
  • #486544   08/03/2018

    shin_butchi viết:

    Góp ý với bạn  một số nội dung sau:

    Thứ nhất, cần bổ sung thêm việc giao kết giữa các bên trong hoạt động ủy quyền, ủy nhiệm và ủy thác:

    Ủy quyền trong một số trường hợp không cần có sự chấp thuận của bên được ủy quyền (đơn cử là bạn có thể xem nội dung tại bài viết Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền), còn 2 loại ủy nhiệm và ủy thác đương nhiên cần phải có sự chấp thuận của bên được ủy nhiệm và bên được ủy thác.

    Thứ hai, ủy nhiệm không chỉ đơn giản là sử dụng trong ngân hàng, tài chính mà còn sử dụng trong doanh nghiệp hoặc các hoạt động của cơ quan nhà nước,

    Đơn cử: tại doanh nghiệp, người được ủy nhiệm là người đại diện có đủ thẩm quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và doanh nghiệp mà mình đại diện...

    Theo quan điểm cá nhân mình thì: 

    Thứ nhất, giữa ỦY QUYỀN và ỦY NHIỆM không có sự khác biệt gì lớn, ý nghĩa tương đồng nhau nên không cần phân biệt 2 thuật ngữ này. Chúng ta nên tập trung phân biệt thuật ngữ ỦY QUYỀN/ỦY NHIỆM với thuật ngữ ỦY THÁC. Ủy quyền và ủy nhiệm xuất hiện trong quan hệ đại diện. Và dĩ nhiên, quan hệ ủy thác không phải là quan hệ đại diện. Cơ sở pháp lý:

    #K1, Điều 141, Luật Thương mại 2005 định nghĩa về "Đại diện cho thương nhân" có nội dung tương đồng với định nghĩa "Đại diện" trong K1, Điều 134, Bộ luật dân sự 2015.

    #Điều 155. Luật Thương mại 2005 định nghĩa về "Ủy thác mua bán hàng hóa" theo đó bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo thỏa thuận với bên ủy thác, nhưng không nhân danh bên ủy thác mà tự nhân danh chính mình khi thực hiện công việc đó.

    Thứ hai, ỦY QUYỀN/ỦY NHIỆM xác định sự ràng buộc giữa bên ủy quyền/ủy nhiệm (bên giao đại diện) với bên nhận ủy quyền/ủy nhiệm (bên đại diện) chặt chẽ hơn so với trường hợp ỦY THÁC. Quan hệ ủy thác không phải là quan hệ đại diện. Cơ sở pháp lý cho nhận định này của mình là khi mình đối chiếu, so sánh Khoản 3, Điều 145, Luật Thương mại 2005 với Khoản 3, Điều 165, Luật Thương mại 2005 như sau:

    # K3, Điều 145. Nghĩa vụ của bên đại diện: TUÂN THỦ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật.

    # K3, Điều 165. Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác: THỰC HIỆN các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận.

    Như vậy trong quan hệ đại diện theo ủy quyền được quy định trong luật thương mại 2005 thì, bên đại diện BẮT BUỘC phải thực hiện toàn bộ chỉ dẫn của bên giao đại diện. Bên đại diện chỉ được thực hiện các hoạt động thương mại trong phạm vi mà bên giao đại diện cho phép. Điều này đã ràng buộc và hạn chế quyền và nghĩa vụ của bên đại diện. Ví dụ: Thương nhân A ỦY NHIỆM cho thương nhân B mua 5000 tấn gạo của thương nhân C và vận chuyển 5000 tấn gạo đó đến nhà kho của A. Theo đó B bắt buộc phải làm theo công việc mà A đã ủy nhiệm và được coi là hoàn thành công việc khi vận chuyển đủ 5000 tấn gạo vào nhà kho của A. Trường hợp không thể vận chuyển cùng một lúc 5000 tấn gạo đó đến nhà kho của A buộc B phải chia thành 2 đợt vận chuyển thì B phải có nghĩa vụ thông báo cho A, chỉ khi A chấp thuận thì B mới được phép thực hiện vận chuyển thành 2 đợt đến kho của A.

    Trái ngược với quan hệ đại diện như trên, trong quan hệ ủy thác thì bên nhận ủy thác KHÔNG BẮT BUỘC phải thực hiện toàn bộ chỉ dẫn của bên ủy thác, miễn sao hoàn thành công việc đúng thỏa thuận. Còn cách thức thực hiện công việc thế nào thì bên nhận ủy thác có thể tùy ý, linh động thực hiện các chỉ dẫn đã thỏa thuận. Ví dụ: Thương nhân A ỦY THÁC cho thương nhân B mua 5000 tấn gạo của thương nhân C và vận chuyển 5000 tấn gạo đó đến nhà kho của A. Theo đó, B được phép thực hiện việc vận chuyển 5000 tấn gạo đó đến kho của A thành 2 đợt (đợt 1: 2000 tấn, đợt 2: 3000 tấn) mà B không cần sự đồng ý của bên A. Trong quan hệ ủy thác, A và B không tồn tại quan hệ đại diện nên họ sẽ không ràng buộc chặt chẽ với nhau.

    Đó là quan điểm của mình. Cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #451796   14/04/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Đối với trường hợp ủy quyền thì cá nhân với cá nhân thực hiện là chuyện thường tình, thế nhưng vẫn có trường hợp cá nhân ủy quyền cho pháp nhân, hoặc tổ chức khác nhé bạn. Ví dụ: cá nhân ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chẳng hạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    nilovelaw (15/04/2017)
  • #451838   15/04/2017

    hoangvn07
    hoangvn07

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Góp ý về uỷ quyền

    Uỷ quyền theo BLDS 2015, chủ thể có thể thực hiện giữa pháp nhân với pháp nhân (phần qui định về đại diện)
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangvn07 vì bài viết hữu ích
    nilovelaw (15/04/2017)