Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giữa Dân sự và Thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #510105 14/12/2018

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giữa Dân sự và Thương mại

    Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giữa Dân sự và Thương mại

    Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là chế tài thường xuyên được sử dụng trong hợp đồng Dân sự và Thương mai. Tuy nhiên đôi khi sử dụng chúng ta chưa nắm rõ về quy định của pháp luật vì thế nên hôm nay mình lập bảng so sánh sự khác biệt của hai chế tài này

     

    Dân sự

    Thương mại

    Phạt vi phạm

    Khái niệm

    Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

    Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm sau:

    - Trường hợp miễn trách nhiệm các bên đã thoả thuận;

    - Sự kiện bất khả kháng;

    - Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

    - Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng

    Mức phạt vi phạm

    Do các bên tự do thỏa thuận và không khống chế mức tối đa

    Do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

    Trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý hoặc cố ý thì phải thực hiện bồi thường lên có thể lên đến 10 lần thù lao giám định hoặc bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định

    Lưu ý: 8% ở đây là 8% của phần giá trị hợp đồng bị vi phạm chứ không phải là 8% giá trị hợp đồng, các bên cần lưu ý khi thỏa thuận để tránh việc hợp đồng giao kết bị vô hiệu.

    Căn cứ áp dụng chế tài

    - Có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng (Nếu hai bên không thỏa thuận thì sẽ không phát sinh

    - Có hành vi vi phạm theo thỏa thuận trong hợp đồng

    - Không cần thiết phải có thiệt hại xảy ra

    Mục đích

    - Bảo vệ quyền lợi của cả hai bên

    - Ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm hợp đồng có thể xảy ra,

    - Tăng ý thức của các bên phải thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận

    Căn cứ pháp luật

    Điều 418, Khoản 4, Điều 482 Bộ Luật Dân sự 2015

    Điều 266, 300, 301 Luật Thương mại 2005

    Bồi thường thiệt hại

    Khái niệm

    - Bồi thường quyền dân sự bị xâm phạm

    - Bồi thường cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại

    - Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra

    - Bồi thường thiệt hại tinh thần cho người có quyền

    Bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

    Mức bồi thường

    Tổn thất tinh thần: hai bên thỏa thuận nếu có yêu cầu thì do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc

    Tổn thất vật chất: căn cứ vào giá trị tổn thất thực tế, tuy nhiên cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào yếu tố lỗi và khả năng tài chính của bên vi phạm

    Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

    Căn cứ áp dụng chế tài

    Tuân theo các quy định của pháp luật:

    - Có hành vi vi phạm hợp đồng

    - Có thiệt hại thực tế, bao gồm thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần

    Tuân theo các quy định của pháp luật:

    - Có hành vi vi phạm hợp đồng

    - Có thiệt hại thực tế

    - Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

    Mục đích

    - Bảo vệ quyền lợi bên bị vi phạm

    - Ngoài khôi phục, bù đắp các tổn thất về vật chất, còn các tổn thất về tinh thần

    - Bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm

    - Nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm

    Căn cứ pháp luật

    Điều 419, Chương XX Bộ luật Dân sự 2015

    Điều 302, Điều 303 Luật Thương mại 2005

    Mối quan trong hợp đồng

    - Nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm

    - Các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật có quy định khác

    - Nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật có quy định khác

    Căn cứ:

    - Bộ luật Dân sự 2015

    - Luật Thương mại 2005

     

     
    28946 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    admin (05/04/2023) yuanping (09/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513554   11/02/2019

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    Thế lãi chậm trả trong hợp đồng mua bán là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hay một khái niệm nào khác?

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #518790   24/05/2019

    Cảm ơn ban đã phân biệt rất rõ ràng.Tuy nhiên mình chưa rõ ở một điểm tại sao trong hợp đồng dân sự nếu không có thỏa thuận phải chịu trách nhiệm cả về phần phạt vi phạm và vi phạm thì chỉ chịu trách nhiệm về phần phạt vi phạm? Bạn có thể nào cho một ví dụ cho dễ hiểu không? Thank

     
    Báo quản trị |  
  • #521409   23/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Quay đi quay lại thì tất cả các quy định trên được nêu trong bài viết về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong Dân sự và Thương mại chung quy cũng hướng đến bảo vệ người bị thiệt hại. Vậy nên sự khác nhau về quy định hay về thủ tục cũng có điểm chung lớn nhất là bảo vệ quyền lợi cho người bị hại. 

     
    Báo quản trị |  
  • #547985   31/05/2020

    Cảm ơn bài chia sẻ hữu ích của bạn. Bài viết đã phân tích thật chi tiết các vấn đề cần lưu ý, đặc biệt về căn cứ áp dụng phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, vấn đề này là vấn đề thường xuyên bị nhầm lẫn trong quá trình soạn thảo hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #580002   29/01/2022

    Cảm ơn bài viết hữu ích. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai điều khoản gần như có trong mọi hợp đồng thương mại. Tuy nhiên đây là hai biện pháp khác nhau được áp dụng khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Đặc biệt trong dân sự và thương mại có những điểm khác biệt cơ bản như bài viết đã nêu.

     
    Báo quản trị |  
  • #580625   23/02/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giữa Dân sự và Thương mại

    Cảm ơn bài viết chia sẻ của bạn, bạn phân tích khá chi tiết về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Dân sự và Thương mại, nó hỗ trợ mình rất nhiều trong vẫn đề nghiên cứu đề tài tốt nghiệp. Hi vọng sẽ được đọc thêm nhiều chia sẻ của bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581358   11/03/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giữa Dân sự và Thương mại

    Cảm ơn bài viết chia sẻ của bạn, bạn phân tích khá chi tiết về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Dân sự và Thương mại

    Tóm lại thì tất cả các quy định trên được nêu trong bài viết về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong Dân sự và Thương mại chung quy cũng hướng đến bảo vệ người bị thiệt hại.

    Vậy nên sự khác nhau về quy định hay về thủ tục cũng có điểm chung lớn nhất là bảo vệ quyền lợi cho người bị hại. 

     
    Báo quản trị |  
  • #585271   12/06/2022

    nhatvy05021999
    nhatvy05021999

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/09/2019
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại giữa Dân sự và Thương mại

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn, trước giờ mình cứ nghĩ xóa tên Đảng viên và Khai trừ khỏi Đảng là giống nhau chứ, nhờ bài phân tích của bạn mà mình đã hiểu rõ hơn về sự khác nhau về khái niệm, bản chất, và trường hợp không kết nạp lại.

     

     
    Báo quản trị |