Phân biệt phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Chủ đề   RSS   
  • #492419 23/05/2018

    Phân biệt phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    Phân biệt trường hợp phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

     
    23598 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492452   24/05/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    chào bạn, mình đã tìm hiểu và có những chia sẻ sau, bạn có thể tham khảo:

    Nội dung so sánh

    Phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

     (Điều 22, BLHS)

    Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    Khái niệm

    - Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

     

    - Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự

    - là người dù chịu sự tác động mạnh mẽ về mặt tâm lý nhưng khả năng nhận thức vẫn còn, nghĩa là khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ không hoàn toàn bị triệt tiêu

    - người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có nguyên nhân xuất phát từ phía người bị hại

     

     

    - là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    Trạng thái kích động

    Có thể bị kích động về tinh thần, nhưng cũng có thể không bị kích động về tinh thần,

    Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động

    Đặc trưng

    Phải là hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết

    Để xem xét vấn đề này phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại;

    “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là nhân tố chính làm giảm đi đáng kể khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình (chứ không phải mất hẳn khả năng đó) và kết quả là hành vi phạm tội xảy ra.

    Các yếu tố cấu thành

    - Về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của NN, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm,

    - Về phía người phòng vệ: gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm.

    - Hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết: là việc phòng vệ chống trả quá mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại thì hành vi đó đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

    - Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động: là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước

    - Phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác

    - Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội  bị kích động mạnh về tinh thần

    Các tội liên quan

    - Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126)

    -  Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136).

     

    - Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)

    - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135).

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    KHACHI (24/05/2018)