Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #519147 27/05/2019

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

    Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

    Khái niệm phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn trong quá trình xác định tình tiết phạm tội . Tuy nhiên nếu nắm chắc những đặc điểm dưới đây bạn sẽ dễ dàng phân biệt được.

    Giống nhau: Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều là trường hợp tội phạm không được thực hiện đến cùng. 

    Khác nhau:

    Tiêu chí phân biệt Phạm tội chưa đạt Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
    Khái niệm  Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. (Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015) Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.(Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015)
    Phân tích yếu tố tác động

    Đối với hành vi phạm tội chưa đạt việc người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa lại là do nguyên nhân khách quan tác động (chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) mà không thực hiện được tội phạm đến cùng.

     

    Có hai loại phạm tội chưa đạt: phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

    + Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội ví nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.
     
    + Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu qủa nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.
    – Việc chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của người phạm tội phải “tự nguyện” và “dứt khoát”, có nghĩa người đó phải từ bỏ thực sự ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ hơn công cụ, phương tiện phạm tội sẽ tiếp tục phạmtội;
     
    – Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải và chỉ xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành;
     
    – Điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được. Như vậy, nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xuất phát từ do ý muốn chủ quan của bản thân họ quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa nên ở góc độ nào đó, hành vi này được xem là đã mất tính nguy hiểm cho xã hội.
    Hậu quả pháp lý Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
    Ví dụ minh họa
    - Người phạm tội giết người mới chỉ bỏ thuốc độc vào ly nước thì bị phát hiện, bắt giữ.
     
    - H định giết K, đã bắn một viên đạn, nhưng không trúng rồi không bắn nữa vì sợ pháp luật trừng trị.
     
     

     

     
    12218 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520363   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo mình, nên thêm một mục nguyên nhân tác động đến việc chấm dứt tội phạm:

    - Phạm tội chưa đạt: Người phạm tội không thể thực hiện tội phạm được đến cùng là do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ.

    - Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: Người phạm tội tự nguyện chấm dứt hành vi tội phạm của mình dù có đủ điều kiện để thực hiện hành vi đó được đến cùng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520376   10/06/2019

    Có hai loại phạm tội chưa đạt đó phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

    – Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội ví nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.

    – Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu qủa nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536464   31/12/2019

    Về vấn dề "Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội"

    Theo quan điểm của tôi: Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều dẫn đến kết quả chung là hậu quả của việc thực hiện tội phạm không xảy ra.

     
    Báo quản trị |