Phân biệt nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo?

Chủ đề   RSS   
  • #612541 08/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 105 lần


    Phân biệt nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo?

    Trong quá trình điều tra và xét xử các vụ án hình sự, các thuật ngữ như nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo thường xuyên được sử dụng.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt và giống nhau giữa các thuật ngữ này. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết phân biệt nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo

    Các thuật ngữ nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo đều liên quan đến quá trình tố tụng hình sự nhưng được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình này. 

    Hiểu rõ các thuật ngữ này giúp mọi người nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng.

     
    (1) Phân biệt nghi can, nghi phạm

    Nghi can và nghi phạm là hai thuật ngữ phổ biến được sử dụng rộng rãi thế nhưng trong các văn bản pháp luật, Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) lại không đề cập đến hai thuật ngữ này.

    Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu nghi can và nghi phạm như sau:

    - Nghi can: người hoặc pháp nhân bị cơ quan điều tra nghi ngờ có liên quan đến vụ án, chưa có dấu hiệu phạm tội rõ ràng và không có lệnh bị bắt để điều tra.

    Ví dụ: Chị X và anh Y bị cơ quan điều tra nghi ngờ có liên quan đến một vụ giết người cướp của và được cơ quan điều tra mời đến cơ quan để làm việc thì lúc này chị X và anh Y mới chỉ được xem là nghi can của vụ án giết người cướp của

    - Nghi phạm: người hoặc pháp nhân bị cơ quan điều tra nghi ngờ là tội phạm, có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đủ chứng cứ chứng minh và đã có lệnh bị bắt để điều tra.

    Ví dụ: Trong vụ giết người cướp của, cơ quan phát hiện anh Y có dấu hiệu của hành vi giết người nên đã bắt giữ anh Y để điều tra thì lúc này anh Y được xem là nghi phạm.

    Theo Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định về suy đoán vô tội như sau:

    - Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    - Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

    Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì nghi can và nghi phạm bị cơ quan điều tra nghi ngờ, nghi vấn liên quan đến vụ án chứ không phải khẳng định là hung thủ hay tội phạm thật sự.

    (2) Phân biệt bị can và bị cáo

    - Giống nhau:

    + Bị can và bị cáo đều là các đối tượng được quy định trong BLTTHS 

    + Đều có quyền và nghĩa vụ và chịu sự giám sát của cơ quan chức năng.

    - Khác nhau:

     

    Bị can

    Bị cáo

    Căn cứ pháp lý

    BLTTHS năm 2015

    Khái niệm

    Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định khoản 1 Điều 60  BLTTHS năm 2015

    Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015

    Đặc điểm

    Người hoặc pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố thì gọi là bị can

    Người hoặc  pháp nhân  bị đưa ra xét xử thì gọi là bị cáo. 

    Giai đoạn tham gia tố tụng

    Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố

    Giai đoạn xét xử

    Quyền

    Theo khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015  được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2019/T-BCA quy định như sau:

    +Được biết lý do mình bị khởi tố.

    +Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 3

    +Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS năm 2015

    +Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

    +Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.

    +Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

    +Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.

    +Tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

    +Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.

    +Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Theo khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015

    Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS năm 2015

    +Tham gia phiên tòa;

    +Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

    +Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa.

    +Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.

    +Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    +Tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

    +Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    +Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa.

    +Nói lời sau cùng trước khi nghị án.

    +Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa.

    +Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

    +Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    +Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Nghĩa vụ

    Theo khoản 3 Điều 60 BLTTHS năm 2015 được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định như sau:

    +Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

    +Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Theo khoản 3 Điều 61 BLTTHS năm 2015

    +Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

    +Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

    Ví dụ

    Sau khi có đủ chứng cứ, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố anh Y vì tội giết người cướp của thì lúc này anh Y là bị can

    Sau quá trình điều tra và truy tố, anh Y được đưa ra tòa xét xử với tội danh giết người cướp của, trở thành bị cáo trong phiên tòa.

    Xem và tải bảng phân biệt bị can và bị cáo tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/bang-phan-biet-bi-cao-bi-can.docx

    Tóm lại, trên đây là các điểm khác nhau giữa nghi phạm, nghi can, bị can và bị cáo. Tùy vào từng giai đoạn tố tụng thì có những tên gọi khác nhau đối với những người bị buộc tội và sẽ tương ứng với những quyền và nghĩa vụ khác nhau

     
    556 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (13/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận