Phân biệt nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo?

Chủ đề   RSS   
  • #392108 14/07/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Phân biệt nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo?

    Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    (Theo Điều 31 Hiến pháp 2013)

    Song song đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng có quy định:

    Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

    Thế nhưng, dân mình lại ít khi quan tâm vấn đề này, khi một vụ án được điều tra, một người bị phía công an mời lên để thẩm vấn, hoặc điều tra, bị tình nghi và tạm giữ, tạm giam đối tượng đó. Họ luôn cho rằng người đó có tội..và có những ý nghĩ xấu về người này.

    Quá trình xét xử, oan sai là vấn đề không tránh khỏi, có thể do rủi ro nghề nghiệp, có thể do không cẩn trọng khi thực hiện…Hậu quả cho người bị oan là không nhỏ, hơn nữa về danh dự, nhân phẩm, danh tiếng…của họ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Nhận thấy được điều đó, quy định tố tụng hình sự đã có những phân loại cho từng tên gọi với đối tượng bị tình nghi, tạm giữ, tạm giam trong quá trình điều tra. Dưới đây là cách phân biệt các tên gọi này:

    Tiêu chí

    Bị can

    Bị cáo

    Khái niệm

    Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự

    Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử

    Quyền

    - Được biết mình bị khởi tố về tội gì.

    - Được giải thích về quyền và nghĩa vụ.

    - Trình bày lời khai.

    - Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.

    - Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định.

    - Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

    - Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định.

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    - Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định.

    - Tham gia phiên toà.

    - Được giải thích về quyền và nghĩa vụ.

    - Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định.

    - Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.

    - Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

    - Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa.

    - Nói lời sau cùng trước khi nghị án.

    - Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án.

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

     

    Nghĩa vụ

    Phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

    Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

    Như vậy, bị can và bị cáo là tên gọi khác nhau của người bị bắt trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Còn nghi can, nghi phạm là gì?

    Trong Hiến pháp 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không tồn tại hai thuật ngữ “nghi can” và “nghi phạm”. Thế nhưng, chúng ta có thể hiểu 2 thuật ngữ này như sau:

    Nghi can: Được hiểu là người bị nghi có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt.

    Nghi phạm: Được hiểu là người bị nghi là tội phạm, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt.

     

     
    117467 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    hoangmyphuong (29/07/2018) k_anh (19/05/2017) mrminhbeo97 (11/12/2015) datm711 (15/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450523   28/03/2017

    QuangNguyenCT
    QuangNguyenCT

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 6 lần


    ChuTuocLS viết:

    Còn nghi can, nghi phạm là gì?

    Trong Hiến pháp 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không tồn tại hai thuật ngữ “nghi can” và “nghi phạm”. Thế nhưng, chúng ta có thể hiểu 2 thuật ngữ này như sau:

    Nghi can: Được hiểu là người bị nghi có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt.

    Nghi phạm: Được hiểu là người bị nghi là tội phạm, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt.

        Cách hiểu hai từ trên không đúng theo bản chất. Mình có làm đề tài Tốt nghiệp về hình phạt tù trong luật hình sự Việt Nam, đã tìm hiểu kỹ vấn đề từ thực tế lẫn kinh nghiệm từ người thân, từ "Nghi can" có nguồn gốc từ "bị can" mà ra có nghĩa là trong giai đoạn bị tình nghi có liên quan đến vụ án nhưng chưa xác định được là có hay không có vai trò ,mức độ phạm tội như thế nào. Còn từ "Nghi phạm" vô hình chung đã ghép cho họ là tội phạm rồi.

         Nên trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố "bị can" chứ không có dùng từ "bị phạm". Trong công tác nghiệp vụ Công an có dùng từ "can phạm" có nghĩa là dùng để nói hai đối tượng,một là bị can và hai là phạm nhân (người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù)

       Qua đó thời gian gần đây báo chí dùng từ "Nghi phạm" là không phù hợp với khoản 1 điều 31 Hiến pháp năm 2013: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật".

     

     
    Báo quản trị |