Chào bạn!
Bạn xem cấu thành cơ bản của các Điều luật cũng đã rõ.
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (BLHS 1999)
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (BLHS 1999)
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (BLHS 2015)
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (BLHS 2015)
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Phân biệt hai tội này:
Hành vi lừa đảo là dùng "Thủ đoạn gian dối" nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm là "Lợi dụng uy tín, lòng tin" trên cơ sở các "Hợp đồng" và để chiếm hữu được tài sản và sau đó là c chiếm đoạt tài sản. Các hợp đồng này là chữ "Tín" tức là lòng tin, hay tín nhiệm để người bị hại tin và giao tài sản.
Yếu tố "Hợp đồng" rất quan trọng để phân biệt hai tội này. Thứ nhất, hợp đồng một cách hợp pháp, nay thẳng để người bị hại giao tài sản. Sau đó, mới thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt. Còn tội lừa đảo là người bị hại bị lừa bởi hành vi gian dối để giao tài sản.
Mục đích của cả hai tội phạm này là nhằm chiếm đoạt tài sản nên không thể nhận định rằng ý định chiếm đoạt có trước hay sau. Điểm phân biệt quan trọng là cách thức để chiếm hữu được tài sản là hợp đồng hợp pháp hay hành vi gian dối.
Ví dụ để bạn rõ nhé:
Cũng hình thức hợp đồng nhưng là hai tội khác nhau:
- A ký giấy vay B (hợp đồng mượn) 999 triệu đồng nhưng A cố tình ghi tài sản bảo đảm không có thật, ghi tên, địa chỉ sai và thậm chí ký chữ ký khác (Cố tình ký khác so với chữ ký thường dùng). Sau đó A "dù" mất tăm. Đây là tội lừa đảo.
- A ký giấy vay B như trên một cách hợp pháp nhưng sau đó A cố tình làm cho mình mất khả năng chi trả (tẩu tán tài sản chẳng hạn). A phạm tội lạm dụng tín nhiệm.
Như vậy, trường hợp của bạn đưa ra. Là A lợi dụng lòng tin để mượn tài sản. Sau đó cầm cố và .... (Trốn hoặc nói là mất, hoặc nói cầm nhưng không trả hoặc mất khả năng chi trả. Đây là lạm dụng tín nhiệm.
Hy vọng ý kiến của tôi hữu ích với bạn.
Chào bạn!
Luật gia Võ Quốc Trị - Email: voquoctri84@gmail.com. Phone: 0903621658