Phân biệt giữa người làm chứng và người chứng kiến

Chủ đề   RSS   
  • #465188 22/08/2017

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Phân biệt giữa người làm chứng và người chứng kiến

    Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 chính thức có hiệu lực, cũng từ đây nhiều khái niệm mới bắt đầu được làm rõ hơn, đơn cử như khái niệm về người chứng kiến.

    Nếu chỉ nghe qua về người làm chứng, người chứng kiến, chắc hẳn các bạn sẽ nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bài viết sau đây là sự so sánh, phân biệt giữa hai khái niệm người làm chứng và người chứng kiến.

    Tiêu chí

    Người làm chứng

    Người chứng kiến

    Khái niệm

    Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

    Là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

    Bản chất

    Biết được tình tiết liên quan đến vụ án, tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng.

    Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến.

    Những người không được làm

    - Người bào chữa của người bị buộc tội;

    - Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

    - Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    - Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

    - Người dưới 18 tuổi;

    - Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

    Quyền

    - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định.

    - Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng.

    - Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định pháp luật.

    - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định.

    - Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.

    - Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến.

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến.

    - Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

    Nghĩa vụ

    - Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

    - Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

    - Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    - Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;

    - Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;

    - Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;

    - Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Xử lý vi phạm trong trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật

    - Phạt cảnh cáo

    - Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm

    - Phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

    Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Không bị xử lý.

    Xử lý vi phạm trong trường hợp từ chối thực hiện nếu không có lý do chính đáng

    (Không áp dụng đối với ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội)

    - Phạt cảnh cáo

    - Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm

    - Phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

    Không bị xử lý.

    Căn cứ pháp lý

    Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    P/S: Bài viết có thể có thiếu sót, rất mong quý thành viên Dân Luật góp ý.

     

     
    50812 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    HoangDinhPhu (15/12/2017) ptqPham (22/08/2017) GHLAW (22/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận