Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 hiện nay, có thể nói cánh cửa cho phép việc chuyển đổi giới tính đã được mở, cho phép những người đã tiến hành chuyển đổi giới tính trước đó đăng ký lại giới tính thật của mình. Tuy nhiên, vấn đề về phân biệt giới tính diễn ra hiện nay diễn ra khác gay gắt. Vậy trong trường hợp người nào có hành vi phân biệt đối xử, chế giễu, cô lập người xác định lại giới tính thì bị xử lý như thế nào?
1. Pháp luật quy định về người xác định lại giới tính như thế nào?
Căn cứ Điều 36, 37 Bộ luật dân sự 2015 quy định "Cá nhân có quyền xác định lại giới tính của mình. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính, Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.".
Theo đó, Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Ngoài ra, căn cứ Điều 37 cũng quy định về viêc chuyển đổi giới tính cho cá nhân xác định lại giới tính như sau: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan".
Như vậy, Bộ Luật dân sự 2015 đã chính thức ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính với tư cách là một quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân. Theo đó, luật pháp đã dần mở cửa cho những cá nhân chưa sống thật với giới tính của mình được xác định lại giới tính và không ai có quyền có những hành vi chế giêu, cô lập những người này. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm căn cứ vào mức độ thực hiện hành vi mà bị xử phạt hành chính hay hình sự theo quy định.
2. Hiện nay pháp luật đã có những chế tài nào xử phạt hành vi vi phạm về phân biệt giới tính?
Căn cứ Điều 4 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT (Nghị định 88/2008/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP) về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc xác định lại giới tính được pháp luật quy định như sau:
1. Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.
2. Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác.
4. Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
Theo đó, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với những người xác định lại giới tính, nếu vi phạm sẽ tùy vào mức độ thực hiện hành vi phạm mà người vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định như sau:
*Về xử phạt hành chính
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 35 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới, cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;
b) Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính
…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.”
Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc xin lỗi trực tiếp công khai người bị phân biệt đối xử theo quy định nêu trên.
*Về hình sự:
Nếu hành vi phân biệt đối xử của người vi phạm có hành xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, có các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác quy định tài Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 thì bị truy tố theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”
Xem chi tiết về yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác tại đây;
Xem thêm:
>>> Sự khác nhau giữa “xác định lại giới tính” và “chuyển đổi giới tính”
Cập nhật bởi Nguyenlin ngày 07/12/2019 08:05:11 SA