Trong các giao dịch dân sự thì chúng ta vẫn thường thấy các bên áp dụng biện pháp bảo đảm để đảm bảo giao dịch được thực hiện một cách hiệu quả và thuận lợi nhất. Tuy nhiên tôi có thắc mắc về biện pháp bảo đảm đặt cọc và biện pháp đảm bảo ký cược.
Quy định tại Bộ luật dân sự 2015 về hai biện pháp bảo đảm này như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
Một tình huống được đưa ra như sau: Một nam thanh niên đi đá bóng, không có đồ đá bóng nên thuê của chủ sân 01 một bồ đồ với giá 20k, ty nhiên phải đưa trước 01 khoản tiền là 100k để bảo đảm. Sau khi trả đồ sẽ được hoàn trả lại 80k.
=> Về tình huống này rõ ràng đây là biện pháp đảm bảo ký cược, do bên thuê đã giao cho bên cho bên cho thuê một khoản tiền để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê. Tuy nhiên, về đặt cọc thì cũng không sai, do bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng (Hợp đồng thuê).
Trên đây là cách hiểu của mình, quan điểm của các bạn về vấn đề này như thế nào?