Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật, thoạt nghe qua ta thường nghĩ chúng là cùng một loại hình công ty. Nhưng thực tế, đây là hai loại hình công ty khác nhau. Vậy, làm sao để phân biệt hai loại công ty này? Đâu là công ty được cung cấp dịch vụ pháp lý?
Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật
STT
|
Tiêu chí phân biệt
|
Công ty Luật TNHH
|
Công ty TNHH Luật
|
1
|
Bản chất
|
- Là một hình thức của tổ chức hành nghề luật sư
(Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012)
- Bao gồm công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và công ty luật TNHH một thành viên.
(Điều 34 Luật luật sư 2006)
- Doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp.
- Được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng.
|
- Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
(Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Không được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn, tố tụng.
|
2
|
Tên gọi
|
Các thành viên thoả thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty Luật TNHH”.
Ví dụ: Công ty Luật TNHH AAA.
Trong đó, Công ty Luật TNHH là loại hình công ty, AAA là tên riêng công ty.
(Khoản 5 Điều 34 Luật luật sư 2006)
|
Phải bao gồm 02 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
Ví dụ: Công ty TNHH Luật AAA.
Trong đó, Công ty TNHH là loại hình công ty, Luật AAA là tên riêng công ty.
(Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020)
|
3
|
Giấy phép kinh doanh
|
Giấy đăng ký hoạt động
(Khoản 4 Điều 35 Luật luật sư 2006)
|
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
(Khoản 2 Điều 46, Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)
|
4
|
Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
|
Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên
(Khoản 1 Điều 35 Luật luật sư 2006)
|
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
|
5
|
Cơ quan quản lý trực tiếp
|
Sở tư pháp
|
Sở Kế hoạch và đầu tư
|
Như vậy, Công ty Luật TNHH và công ty TNHH Luật là hai loại hình công ty hoàn toàn khác nhau. Công ty Luật TNHH được phép kinh doanh các dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý cho khách hàng, còn Công ty TNHH Luật không được kinh doanh các dịch vụ này. Chữ “Luật” trong công ty TNHH Luật chỉ là tên riêng của công ty có loại hình là TNHH.
Doanh nghiệp không phải Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó xử lý hành vì cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải Công ty Luật như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền;
+ Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.
Như vậy, đối với hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý khi không phải là Công ty Luật được thành lập theo Luật luật sư 2006 thì sẽ bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng tuỳ tính chất của hành vi. Đồng thời, bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã kiếm được.
Luật sư được hành nghề trong phạm vi nào?
Theo Điều 22 Luật luật sư 2006 quy định phạm vi hành nghề của Luật sư như sau:
Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi Phân biệt Công ty Luật TNHH và Công ty TNHH Luật? Cung cấp dịch vụ pháp luật khi không phải Công ty Luật bị xử lý thế nào? Người đọc có thể tham khảo để lựa chọn đúng công ty cung cấp dịch vụ phù hợp với mình.