Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #529824 30/09/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt cơ chế bảo hộ sáng chế với bí mật kinh doanh

     

    Sáng chế và bí mật kinh doanh đều là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Xong, xét về cơ chế bảo hộ, mỗi đối tượng đều có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

    TIÊU CHÍ

    SÁNG CHẾ

    BÍ MẬT KINH DOANH

    Khái niệm

    “Sáng chế” là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009).

    Sáng chế phải có thông tin phải được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế.

     

    “Bí mật kinh doanh” là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh (theo khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009).

    Đối với bí mật kinh doanh thông tin không cần phải bộc lộ công khai.

     

    Phạm vi bảo hộ của bí mật kinh doanh rộng hơn so với sáng chế khi bao gồm cả những giải pháp dưới dạng thông tin, trong khi sáng chế chỉ là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.

    Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp

    Xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    Xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Nói cách khác, chủ sở hữu “bí mật kinh doanh” không cần đăng ký mà quyền này được phát sinh tự động.

     

    Điều kiện bảo hộ

    Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Có tính mới;

    - Có trình độ sáng tạo;

    - Có khả năng áp dụng công nghiệp.

    Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Có tính mới;

    - Có khả năng áp dụng công nghiệp.

     

    Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

    2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

    3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

     

    Đối tượng không được bảo hộ

    Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

    1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

    2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

    3. Cách thức thể hiện thông tin;

    4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

    5. Giống thực vật, giống động vật;

    6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

    7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

     

    Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:

    1. Bí mật về nhân thân;

    2. Bí mật về quản lý nhà nước;

    3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;

    4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

     

    Phạm vi quyền được bảo hộ

    Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng sáng chế, kể cả khi được tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược.

    Chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng bí mật kinh doanh do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược mà có.

    Thời hạn bảo hộ

    Bảo hộ trong thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký.

     

    Không xác định. Bí mật kinh doanh được bỏa hộ đến khi thời điểm còn giữ được các tiêu chí bảo hộ.

    Vi phạm bảo hộ

    Chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ độc quyền về mặt nội dung ý tưởng trong suốt thời gian bảo hộ, điều này cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sáng chế, hạn chế được sự xâm phạm quyền:

     

    Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó, như áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá

    Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:

    - Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;

    - Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;

    - Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;

    - Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;

    - Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

    Chi phí

    Mất chi phí đăng ký bảo hộ và duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhưng không phải mất chi phí bảo mật thông tin.

    Không phải đăng ký bảo hộ nên không mất chi phí đăng ký nhưng phải mất chi phí bảo mật thông tin.

     

     
    5558 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận