Phân biệt Chánh án TAND, Chánh tòa kinh tế TAND và Thẩm phán

Chủ đề   RSS   
  • #508148 21/11/2018

    yenphuongcrvn432

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân biệt Chánh án TAND, Chánh tòa kinh tế TAND và Thẩm phán

    Chánh án TAND, Chánh tòa kinh tế TAND và Thẩm phán được phân công giải quyết.

     
    4267 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508165   21/11/2018

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Bạn có thể tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này tại Luật tổ chức Tòa án năm 2014.

     Ví dụ tóm gọn:

    Tòa án nhân dân tỉnh:

    - Chánh án là một chức vụ lãnh đạo cao nhất của TAND tỉnh. Còn chức danh của Chánh án vẫn là thẩm phán (vẫn xét xử bình thường)

    - Trong tòa án nhân dân tỉnh, phân thành 5 tòa chuyên trách: Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hình sự, Tòa Hành chính, Tòa Lao động (có tỉnh, do án Lao động quá ít có khi cũng không có án Lao động nên họ giải thể Tòa Lao động và thay đổi thành Tòa Hôn nhân & gia đình và vị thành niên). 

    Đứng đầu đầu Tòa chuyên trách sẽ là chức vụ Chánh tòa, Chánh tòa vẫn là chức danh thẩm phán (vẫn xét xử bình thường). Chánh tòa chuyên trách chức vụ sẽ tương đương với Chánh án Tòa cấp thành phố và cấp huyện. Ví dụ: Chánh tòa kinh tế TAND tỉnh = Chánh án Tòa án nhân dân huyện/thành phố.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #508166   21/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Phân biệt Chánh án

    Chánh án là người đứng đầu Tòa án. Trong tòa án nhân nhân có nhiều tòa khác nhau ( như Tòa Kinh tế, Tòa dân sự, thương mại, ...) và người đứng đầu các Tòa là Chánh Tòa. Thẩm phán là người tiến hành tố tụng một vụ án hoặc vụ việc. Thẩm phán cũng có thể là người xét hồ sơ vụ án , không nhất thiết phải tham gia tố tụng. Bạn có thể tham khảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản có liên quan để biết rõ hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #508178   21/11/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt giữa Chánh án TAND và Thẩm phán TAND bạn có thể tham khảo. Cụ thể: 
     

    TIÊU CHÍ

    CHÁNH ÁN

    THẨM PHÁN

    KHÁI NIỆM

    Chánh án là người đứng đầu cơ quan xét xử.

     

    Thẩm phán  là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán.

    BẢN CHẤT

    - Chánh án là người kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không.

    - Khi Chánh án trực tiếp xét xử một vụ án cụ thể thì lúc đó Chánh án được gọi là thẩm phán của phiên tòa(với điều kiện chánh án phải được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán. Thông thường Chánh án đều được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán).

    Chỉ có Thẩm phán mới có quyền nhân danh Nhà nước tuyên án khi xét xử một vụ án cụ thể

    PHÂN LOẠI

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

    - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

    - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

    -- Chánh án Tòa án quân sự trung ương

    - Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

     

     

    Thẩm phán Tòa án bao gồm:

    - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

    - Thẩm phán cao cấp;

    - Thẩm phán trung cấp;

    - Thẩm phán sơ cấp.

    trong đó có:

    - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    -  Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.

    - - Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

    - Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực 

    ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

    - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

    - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Toà án Nhân dân tối cao.

     

     

     

     

     

    - Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

     Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

    - Chánh án Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

     

    NHIỆM KỲ

    - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

    - Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    - Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    - Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    - Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    - Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    - Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự khu vực là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

     

    Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

    VAI TRÒ

    Chánh án có quyền kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không.

     

    Người có thẩm quyền xét xử một vụ kiện hay xét xử một vụ vi phạm pháp luật bị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn đề nghị truy tố trước pháp luật.

    NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN

    a) Tổ chức công tác giải quyết vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

    b) Quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này;

    c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

    d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;

    đ) Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này;

    e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật này;

    g) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật này hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

    h) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này;

    i) Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;

    k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

     

    2. Lập hồ sơ vụ việc dân sự.

    3. Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

    4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    5. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.

    6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

    7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.

    8. Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.

    9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.

    10. Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.

    11. Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt

    động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

    12. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.

    13. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.

    14. Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này

     

     
    Báo quản trị |