Phân biệt “Cầm giữ tài sản” và “Cầm cố tài sản”

Chủ đề   RSS   
  • #512100 12/01/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt “Cầm giữ tài sản” và “Cầm cố tài sản”

    Phân biệt “Cầm giữ tài sản” và “Cầm cố tài sản”

    Cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Cầm giữ là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mới trong Bộ luật dân sự 2015. Xét về bản chất pháp lý, cầm giữ và cầm cố có nhiều điểm khác biệt như sau:

    TIÊU CHÍ

    CẦM CỐ TÀI SẢN

    CẦM GIỮ TÀI SẢN

    Khái niệm

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Thời điểm phát sinh việc chiếm giữ (Hiệu lực)

    Các bên thực hiện cầm cố tài sản trước hoặc ngay khi nghĩa vụ được thực hiện cho đến thời điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản cầm cố sẽ được đưa ra xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    -> Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ (tự động phát sinh quyền chiếm giữ theo luật định mà không cần có thỏa thuận giữa các bên).

    Ý chí các bên

    Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng mà phải dựa trên sự thoả thuận giữa các bên ngay từ thời điểm thỏa thuận để ký kết hợp đồng.

    Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng mà KHÔNG dựa trên sự thoả thuận giữa các bên - Đây là trường hợp duy nhất theo quy định của luật Việt Nam hiện hành mà biện pháp bảo đảm không được xác lập trên cơ sở thoả thuận của các bên (hay hợp đồng) mà được xác lập bằng các quy định của pháp luật.

    Đối tượng

    Tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố.

    Tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp của hợp đồng song vụ để bảo đảm cho chính việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản bị cầm giữ đó.

    -> Có thể tài sản cầm giữ không thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ.

    Xử lý tài sản

    Bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

     

    Bên cầm giữ không có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm giữ để thực hiện quyền của mình. Tức, bên cầm giữ chỉ có quyền nắm giữ tài sản (không giao tài sản), chỉ cầm giữ về mặt vật chất đối với tài sản.

    Quyền lợi của bên có quyền (bên chiếm giữ tài sản)

    Bên nhận cầm cố không được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     

    Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

    Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

    Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

    Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

    Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

     

     Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.

    Trường hợp chấm dứt

    Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

    2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.

    4. Theo thỏa thuận của các bên.

    Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    1. Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.

    Căn cứ chấm dứt này thể hiện rõ bản chất biện pháp cầm giữ tài sản chỉ cho phép bên cầm giữ có quyền nắm giữ nhưng không có quyền truy đòi đối với tài sản.

    -> Điều này dẫn đến hệ quả là nếu tài sản cầm giữ vì lí do nào đó “thoát khỏi” tay của bên cầm giữ và bị các chủ nợ khác mang ra bán, thì bên cầm giữ không thể có quyền ưu tiên trước các chủ nợ khác.

    2. Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.

    3. Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.

    4. Tài sản cầm giữ không còn.

    5. Theo thỏa thuận của các bên.

     

     
    27052 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ducnythembosy (31/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận