Phân biệt các loại hình cơ sở giáo dục đại học

Chủ đề   RSS   
  • #536262 31/12/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Phân biệt các loại hình cơ sở giáo dục đại học

    Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.

    Theo quy định của Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018 Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật

    Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

    - Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

    a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;

    b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

    Mới đây chính phủ ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học sửa đổi trong đó cụm từ xác định loại cơ sở giáo dục đại học gồm: Đại học, trường đại học, học viện.

    Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn phân biệt 3 loại hình cơ sở giáo dục nêu trên dựa trên các văn bản pháp luật có liên quan:

     

    Đại học

    Trường đại học, Học viện

    Khái niệm

    Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

    Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học.

     Cơ cấu tổ chức

    - Hội đồng đại học;
    - Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;
    - Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
    - Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;
    - Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.

    - Hội đồng trường;

    - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện;

    - Phòng, ban chức năng;

    - Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ;

    - Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

    - Phân hiệu (nếu có);

    g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.

     

     

    Hướng dẫn Chuyển trường đại học thành đại học và thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục đại học: Xem chi tiết TẠI ĐÂY

     

    Bạn nào có thêm nội dung chia sẻ để phân biệt các loại hình cơ sở giáo dục đại học thì cmt dưới nội dung này nhé!

     
    21950 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547131   26/05/2020

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ vấn đề này thật chi tiết. Lúc trước mình có từng nghe “Đại học” và “Trường Đại học” là khác nhau, nhưng chưa tìm hiểu sâu về vấn đề này, nhờ bài viết này mình đã hiểu rõ được các quy định và phân biệt được hai loại hình cơ sở giáo dục này.

     
    Báo quản trị |  
  • #548228   02/06/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về hệ thống giáo dục ở nước ta. Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định về hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể nội dung quy định như sau:
     
    1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
     
    2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
     
    a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
     
    b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
     
    c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
     
    d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |