Việc xử lý trách nhiệm hình sự là hành vi bắt buộc những người có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình, dễ hiểu hơn là phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm hình sự ngoài mục đích trừng trị những kẻ có hành vi nguy hiểm cho xã hội còn là răn đe, giáo dục và phục hồi nhân cách cho những người không may vướng việc phạm tội. Từ ý nghĩa đó, Bộ luật hình sự Việt Nam đã có những quy định những trường hợp người phạm tội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Chương IV và Chương V có những trường hợp như sau:
Sự kiện bất ngờ là trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi.
Người mất năng lực hành vi thực hiện hành vi phạm tội (tâm thần, mất khả năng nhận thức,…)
Phòng vệ chính đáng quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Tình thế cấp thiết phải gây ra một thiệt hại nhỏ để tránh một thiệt hại lơn hơn.
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội.
Gây thiệt hại trong khui thực hiện nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa.
Thi hành lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên và đã thực hiện đủ quy trình báo cáo về khả năng gây thiệt hại cho người chỉ huy hoặc cấp trên.
Hành vi hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa .
Đây là quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật đối với những hành vi phạm tội không còn mang tính nguy hiểm cho xã hội và để tạo cơ hội làm lại cuộc đời cho những người không may vướng vào vòng lao lý. Ngoài ra, đây cũng là những trường hợp được các luật sư viện dẫn nhiều trong những việc bào chữa cho thân chủ của họ.