Phạm tội gì ?

Chủ đề   RSS   
  • #491169 07/05/2018

    dongoclinh2812

    Male
    Sơ sinh

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phạm tội gì ?

    Anh H đi uống rượu giận người yêu rồi đi lang thang , chị N là người yêu anh H nhắn tin cho anh T nhờ anh T đi tìm anh h hộ , khi anh T đi tìm lúc thấy anh h thì có chút xích mich với một nhóm thanh niên gồm 3 người về sau họ gọi thêm 2 người đuổi đánh , anh T bị dồn vào bước đường cùng chạy cề lấy dao ý định doạ nhưng không may chém phải một trong năm thằng kia ? Như vậy có phải đi tù không ?
     
    3152 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491170   07/05/2018

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn!

    Muốn được miễn truy cứu terachs nhiệm hình sự do phòng vệ chính đáng thì cần phải xác định rõ những vấn đề sau:

    Giữa hai bên xích mích chuyện gì? Ai là người gây ra xích mích đó? Diễn biến đến mức như thế nào mà anh H chém chết người, có cần thiết không? 

    Có khi hành vi đó vượt quá phòng vệ chính đáng, nên cần phải làm rõ nhiều vấn đề mới trả lời được nhe bạn, rồi còn phải đợi cơ quan điều tra làm rõ nữa, chứ không phải mọi người ở đây nói có hay là không thì là vậy đâu.

    Bạn xem điều này rồi tham khảo nhé!

    Điều 22. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc li ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

     

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #491172   07/05/2018

    vangchua
    vangchua

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2018
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 358
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Phòng vệ chính đáng

    Theo mình nếu người bị chén bị thương tập từ 31%trở lên hoặc chết người thì T sẽ bị xử lý hình sự Theo quy định tại điều 136 Bộ luật HS 2018. Nhưng xép thấy tình hình lúc đó nhiều người đánh Một người nên dù bị phạt cũng chỉ ở khung hình phạt thất nhất, hoặc có thể được miễn trách nhiệm HS theo quy định tại điều 22 bộ luật HS 2018. Xin cảm ơn anh /chị

     
    Báo quản trị |  
  • #491695   14/05/2018

    kandyrajnbow123
    kandyrajnbow123

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2016
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    ở đây có tình tiết chạy về lấy hung khí thì không còn là phòng vệ chính đáng nữa

     
    Báo quản trị |  
  • #491782   15/05/2018

    kandyrajnbow123
    kandyrajnbow123

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2016
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    giờ mới biết có cả BLHS 2018 đó vangchua :v

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497014   15/07/2018

    JuneJuly
    JuneJuly

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 22. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

     

    Phòng vệ chính đáng phải thỏa mãn hai yếu tố, một là “hành vi của người vì bảo vệ lợi ích chính đáng” của mình hoặc Nhà nước,… và hai là “ chống trả một cách cần thiết”.

    Vì anh T đã chạy về nhà (để lấy dao), tức là đã chạy được về nơi an toàn không hề trong tình huống nguy hiểm nên hành vi cầm dao chạy ra để dọa hay tấn công thì đều không phải nhằm mục đích “bảo vệ lợi ích chính đáng” và “chống trả một cách cần thiết”. Nếu anh bị năm người kia đuổi đánh và vẫn còn chạy được về nhà thì anh nên hô hoán nhờ sự trợ giúp của người xung quanh hoặc trú trong nhà gọi người nhà giúp đỡ hoặc gọi công an. Còn đây là sau tình huống nguy hiểm anh đã chủ động cầm dao ra và để gây thương tích cho nạn nhân.

    Vì sự mô tả trong tình huống trên hơi thiếu rõ ràng để kết luận xem có phải phòng vệ chính đáng hay không, chỉ trừ trường hợp anh T bị đuổi đến tận nhà và không cản được họ vào nhà. Anh T bị đuổi đến tận chỗ để dao và anh rút dao để phòng vệ thì mới có cơ sở về hành vi phòng vệ chính đáng.

    Nếu tỉ lệ thương tật phù hợp anh T có thể bị truy tố vì tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

    4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

    5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

    6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

     

     
    Báo quản trị |