Phá hoại nguồn gen giống vật nuôi có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi?

Chủ đề   RSS   
  • #605147 30/08/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Phá hoại nguồn gen giống vật nuôi có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi?

    Hiện nay, ngành nghề chăn nuôi vật nuôi đang rất phổ biến. Thời buổi khoa học công nghệ phát triển, việc lai tạo giống nhằm phát triển nguồn gen của vật nuôi là một hoạt động được đánh giá cao. Tuy nhiên, việc phá hoại nguồn gen giống vật nuôi đang là hành vi bị lên án. Vậy đây có phải là có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi hay không?

     

    Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 3 Luật chăn nuôi 2018 có quy định về nguyên tắc hoạt động chăn nuôi như sau:

    - Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

    - Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    - Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.

    - Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.

    - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Như vậy, để hoạt động chăn nuôi theo đúng quy định pháp luật thì cơ sở chăn nuôi cần phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên

    Chính sách của Nhà nước về chăn nuôi là gì?

    Căn cứ Điều 4 Luật chăn nuôi 2018 có quy định về chính sách của Nhà nước về chăn nuôi như sau:

    - Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

    + Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi;

    + Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.

    - Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

    + Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;

    + Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;

    + Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;

    + Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;

    + Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

    - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật chăn nuôi 2018 và các hoạt động sau đây:

    + Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi;

    + Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác;

    + Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.

    Như vậy, có thể thấy Nhà nước ta đang rất chú trọng vào hoạt động chăn nuôi, ban hành các chính sách tốt để khuyến khích thành lập ra nhiều cơ sở chăn nuôi hơn nữa.

    Phá hoại nguồn gen giống vật nuôi có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi?

    Căn cứ khoản 5 Điều 12 Luật chăn nuôi 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi, trong đó có hành vi “Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi” cũng được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi.

    Từ những quy định nêu trên, có thể thấy Nhà nước ta đang chú trọng vào hoạt động chăn nuôi, khuyến khích các cơ sở đẩy mạnh hoạt động này nhằm phát triển nền nông nghiệp của nước nhà

     
     
    165 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận