Ông Bà Ngoại không cho đón con về, có cách nào không

Chủ đề   RSS   
  • #208259 20/08/2012

    mrnamvh

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Ông Bà Ngoại không cho đón con về, có cách nào không

     Chào chị Như!

            Tôi tên là Nam sinh năm 1984, sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa nhưng đã nhập khẩu Hà Nội được mấy năm, tôi làm quản lý sàn bất động sản đã được 3 năm nay, thời gian vừa qua do làm ăn thua lỗ nên tôi và vợ xác định vào Sài Gòn sinh sống và làm việc. Nhưng mới vào Sài Gòn được 15 ngày thị có xảy ra chút mâu thuẫn nhỏ nên vợ tôi và chị vợ ở Bình Dương có nói chuyện với nhau và vợ tôi xin xuống đi nghỉ mát cùng cơ quan chị, nhưng đến ngày hôm sau tôi được biết vợ tôi bỏ về nhà Ông Bà ngoại ở Thanh Hóa. Thực sự thời gian qua do nợ nần nên tôi bị áp lực khá nhiều nên rất suy sụp khi vợ bỏ đi lúc tôi đang khó khăn, nghĩ lại vợ tôi cũng không phải người như thế nên tôi đã gạt bỏ hết để nói vợ tôi quay lại, trong thời gian đó gia đình bên nội và ngoại cũng có xảy ra mâu thuẫn do việc của vợ chồng tôi nhưng gia đình tôi hoàn toàn đứng ngoài và bảo việc vợ chồng tôi do vợ chồng tôi quyết định. Mọi việc cũng xuôi đi một chút khi tôi liên tục nói chuyện với vợ qua điện thoại và bảo vào. Nhưng đến ngày vợ tôi chuẩn bị vào ( 15 ngày từ ngày đi ) thì vợ tôi bị bệnh và phải mổ sỏi mật ở Thanh Hóa, tôi ra và chăm vợ đã được 9 ngày, thời gian ra đó nhận thấy vợ không còn tình cảm như trước, thờ ơ với chồng và không hợp cách sống ở ra đình vợ, nói chung thời gian này tôi rất nhạy cảm với những thay đổi của mọi người xung quanh do có phần ảnh hưởng của cuộc sống không còn đầy đủ như trước, tôi vẫn không nói gì và đến gần bữa cơm tôi ra ngoài đi ăn với bạn, đến hôm nay là 3 ngày tôi không ăn cơm ở nhà vợ, chiều nay đang ngồi uống bia với một số anh em cán bộ phường, xã thì vợ tôi gọi điện thoại nói và nói là viết đơn, sau đó nhắn tin, tôi đã đồng ý và dừng không uống ( mới ngồi uống được 5 -10 phút) rồi về nhà vợ, tôi có bảo vợ viết song chưa tôi ký rồi tôi vào phòng gấp đồ, bên ngoài ông ngoại vào chửi tôi vô học và đuổi cút đi, nhưng nhà Ngoại không cho tôi bế con đi. Giữa hai gia đình sau đó xảy ra rất nhiều vấn đề do nhà vợ gọi điện vào nói nhà tôi ( Anh vợ tôi còn nói với mẹ tôi khuyên tôi vào không thì ra mà nhặt xác tôi về ). Giờ tôi thấy cuộc sống vợ chồng không thể tiếp tục được nữa sau những già đã xảy ra. Tôi muốn đưa con vào để cho cháu đi học và chăm cháu, con gái tôi đến nay đã được 3 tuổi, 4 tháng. Tôi muốn hỏi chị Như vì chị Như cũng là phụ nữ nên có thể biết được tâm lý của vợ tôi. Nhưng tôi muốn hỏi chủ yếu về vấn đề đón con về nuôi trước khi ly hôn. Tôi không muốn xa con bé và cũng không muốn con bé lớn lên có những suy nghĩ giống bên nhà ngoại. Nói thật đến giờ tôi vẫn rất yêu vợ tôi không muốn níu kéo một người phụ nữ đã không còn yêu thương, quan tâm đến mình. Bát nước đổ đi không thể múc đầy lại được và càng không thể làm cho nó không đổ nữa nếu chỉ có một người muốn giữ, có thể vợ tôi vẫn còn yêu tôi nhưng yêu thương trong lòng đi ngược với hành động thì rất khó và giữa gia đình vợ và tôi đã xảy ra mâu thuẫn ngày hôm nay như thế rất khó để hàn gắn. Tôi làm thế nào để đưa bé vào cùng tôi luôn, tôi có được phép đưa đơn kiện để pháp luật giải quyết cho tôi đưa con vào không.

    Chờ hồi âm của Chị sớm vì lúc này tôi đang nghĩ không thông mọi việc.

    Cảm ơn Chị rất nhiều.

     
    5707 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #208564   21/08/2012

    LSTHACHTHAO
    LSTHACHTHAO
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (671)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 246 lần


    Chào bạn!  Luật sư Nguyễn Thạch Thảo xin tư vấn cho bạn về lí và tình để bạn tham khảo và có quyết đinh cho riêng mình.

     

    Trước hết bạn cần phải bình tỉnh để suy xét lại tất cả những vấn đề mà vợ chồng bạn đang gặp phải, trước khi nhanh chóng quyết định việc ly hôn và giành con về phần mình.
    Nếu vợ chồng bạn ly hôn thì dù cha hay mẹ có yêu thương con đến mấy thì đưa trẻ vẫn sẽ gặp những chấn động về tâm lý và thiệt thòi về mặt tình cảm rất nhiều.
     
    Đọc những lời tâm tình của bạn, có thể thấy bạn đã từng là người thành công, là người chồng, người cha mẫu mực, tuy nhiên vì chính những thành công này đã làm cho bạn trở thành mong manh trước những thất bại trước mặt. Trong cuộc đời của mỗi người, mỗi gia đình, có hạnh phúc, có sóng gió, có lao đao thì tình nghĩa mới càng bền chặt. Có thể những khó khăn mà bạn đang trải qua thật lớn lao nhưng những điều đó liệu bạn đã chia sẽ hết với vợ của mình, để hai người cùng tìm mọi cách tháo gỡ, hay bạn ít chia sẽ và một mình tìm đến bạn bè và nhậu nhẹt...
    Phụ nữ rất nhạy cảm đối với các vấn đề tình cảm, có thể giận hờn làm ngơ với chồng nhưng có thể thực sự trong lòng họ đang đấu tranh ghê gớm để có thể tìm lại sự bình yên bên người chồng của mình. giá như những lúc vợ làm ngơ như thế, bạn biết cách để làm dịu lòng cô ấy và chứng tỏ bản lĩnh của một người chồng thì có lẻ vợ chồng bạn không đến mức phải ký đơn với nhau.
    Bạn nói mình đã ra Thanh Hóa chăm vợ bị bệnh, nhưng không ăn cơm nhà mà ra ngoài ăn cơm với bạn, với điều này, nếu tôi là người vợ tôi cũng sẽ suy nghĩ tình cảm của bạn đã có vấn đề, hoặc bạn không yêu vợ nữa....có thể trong suy nghỉ của bạn khá đơn giản là bạn không thể hòa hợp với nhà vợ và bạn ra ngoài ăn như thế là xong, như thế có thể coi là khinh thường người khác rồi đấy. Nhưng tất cả những điều hai bạn làm còn phải nghĩ đến con cái của mình, đến suy nghĩ của trẻ, nó sẽ nhìn ba mẹ mà đau ở trong lòng nhưng không biết nói đó thôi.
    Đây là những lời tâm tình gởi đến bạn, mong bạn sáng suốt để tìm lại hạnh phúc của mình.
     
    Còn đối với trường hợp bạn hỏi làm cách nào để dành lại con từ ông bà ngoại thì LS xin trả lời như sau:
    Con là con chung của bạn và vợ bạn, nếu hai vợ chồng bạn ly hôn mà bạn muốn giành quyền nuôi con và hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, bạn và vợ bạn sẽ cùng chứng minh khả năng đảm bảo đời sống kinh tế, tình cảm...cho con của mình như thế nào, căn cứ vào quyền lợi của trẻ, Tòa án sẽ quyết định ai có quyền nuôi con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng.
     

    LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

    ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)

    ĐTDĐ: 0989046966

    ĐTVP: (08).38940903

    EMAIL: lsthachthao@yahoo.com

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày

    1. Email: lsthachthao@yahoo.com.

    2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM

ĐTDĐ: 0989046966 - ĐTVP: (08).38940903

EMAIL: lsthachthao@yahoo.com