Nuôi chó, mèo trong chung cư: Cấm hay không cấm?

Chủ đề   RSS   
  • #560843 23/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Nuôi chó, mèo trong chung cư: Cấm hay không cấm?

    Nuôi chó, mèo trong chung cư có bị cấm?

    Nuôi chó mèo trong chung cư - Ảnh minh họa

    Việc nuôi những con thú thân thuộc như chó, mèo là một nhu cầu phổ biến của người dân, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nuôi chó, mèo trong chung cư là hành vi bị cấm. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Dưới đây là quan điểm của người viết về vấn đề này.

    - Quy định của pháp luật về hành vi nuôi chó trong chung cư

    Trước hết, tại Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014 có quy định:

    “Điều 35. Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư

    3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.

    …”

    Tiếp đó, hành vi “chăn” và định nghĩa của “gia súc” được quy định tại Điều 2, Luật Chăn nuôi 2018:

    “Điều 2. Giải thích từ ngữ

    2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.

    6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

    …”

    Theo mình tìm hiểu thì trong nhiều văn bản pháp quy nói về giống vật nuôi không có quy định rằng, chó, mèo là gia súc hay gia cầm. Do đó, người nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc phạm vi điều chỉnh nêu trên mà sẽ phụ thuộc vào nội quy riêng của từng nơi

    - Luật điều chỉnh hành vi nuôi chó, mèo trong chung cư như thế nào?

    Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định về nguyên tắc sử dụng nhà chung cư như sau:

    “2. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội”.

    Chiếu theo quy định trên, những nguyên tắc, quy định về sử dụng nhà chung cư phải được thỏa thuận và tuân thủ quy định pháp luật. Như đã phân tích ở trên, việc nuôi chó, mèo tùy thuộc vào quy định của từng chung cư

    Mặt khác, người nuôi chó mèo phải lưu ý một số điều sau:

    - Nếu chó, mèo phóng uế nơi công cộng hoặc có hành vi khác làm mất vệ sinh chung ở khu dân cư bạn sống, thì theo quy định tại Điểm d và Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, chủ của chó, mèo sẽ bị phạt 100.0000 – 300.000 đồng.

    - Nếu không tiêm phòng Vắc xin bệnh dại hoặc không đeo rọ mõm cho chó có thể bị xử phạt đến 2.000.000 đồng (Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP)

    Như vậy, nuôi chó mèo là hành vi bị cấm, nhưng không bị phạt theo nội dung mình đã phân tích trên.

    Mời bạn đọc đóng góp ý kiến, chó, mèo có phải là gia súc hay không?

     
    1042 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (24/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561071   27/10/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Mình không đồng ý với quan điểm của bạn nuôi chó mèo là hành vi bị cấm (chỉ là có thể bị cấm). Hiện nay pháp luật về giống vật nuôi không có quy định chó, mèo là gia súc, gia cầm. Do đó, việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định nêu trên. Tại mỗi nhà chung cư thì các chủ sở hữu, người sử dụng phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư. Tùy vào từng trường hợp là có cấm hay không cấm.

     
     
    Báo quản trị |