Nuôi chó mất vệ sinh bị phạt hành chính đến 64 triệu đồng tại TP.HCM

Chủ đề   RSS   
  • #600361 22/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nuôi chó mất vệ sinh bị phạt hành chính đến 64 triệu đồng tại TP.HCM

    Căn hộ chỉ vỏn vẹn 26m2 ngụ tại Phường 4 Quận 9 TP.HCM hiện đang nuôi đến 82 con chó, việc với diện tích nhỏ nhưng lại nuôi quá nhiều chó thì chủ nhà đã xả thải thẳng ra cống gần đó.
     
    Theo thông tin được biết từ cơ quan địa phương chủ nhà nuôi hầu hết là chó mới đẻ, chó bệnh được người khác cho từ nhiều năm qua dần nhiều lên. Việc này từng nhiều lần bị hàng xóm xung quanh phản ánh vì mùi hôi thả rông chó, xả thẳng chất thải ra môi trường mà không có biện pháp xử lý khắc phục.
     
    nuoi-cho-mat-ve-sinh-bi-phat-hanh-chinh-den-64-trieu-dong-tai-tphcm
     
    Ngay cả chính quyền địa phương cũng hiểu rõ tình hình nhiều lần vận động chia sẻ đàn chó, khử mùi xung quanh song chủ hộ chưa khắc phục. Thì đến ngày 21/3 UBND phường 9 (Quận 4) cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với chủ hộ tổng số tiền là 64 triệu đồng và buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm.
     
    Hiện hành được quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 145/2022/NĐ-CP cá nhân có hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên bị xử phạt như sau:
     
    - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 110 triệu đồng đến 120 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 130 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 130 triệu đồng đến 140 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 140 triệu đồng đến 150 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 160 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 160 triệu đồng đến 180 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 180 triệu đồng đến 200 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 220 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 220 triệu đồng đến 250 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.200 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 350 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.400 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 350 triệu đồng đến 400 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.600 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 450 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.600 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.800 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 450 triệu đồng đến 500 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.800 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.000 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 550 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 2.500 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 550 triệu đồng đến 600 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.000 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 600 triệu đồng đến 650 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 3.500 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 650 triệu đồng đến 700 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 3.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.000 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 700 triệu đồng đến 750 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.000 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 4.500 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 750 triệu đồng đến 850 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 4.500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 5.000 m3/ngày (24 giờ);
     
    - Phạt tiền từ 850 triệu đồng đến 950 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.
     
    Lưu ý: Trường hợp đối tượng vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền gấp 02 lần so với cá nhân.
     
    Theo đó, chủ hộ nuôi chó đã vi phạm hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật 10 lần trở lên (đối với trường hợp chất thải lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/ngày) nên bị phạt 40 triệu đồng cho hành vi này.
     
    Đồng thời, yêu cầu chủ hộ buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn ra quy định.
     
    Để có căn cứ xử phạt, phường đã thuê công ty ngoài lấy mẫu chất thải từ đàn chó để xét nghiệm, vì thế buộc chủ hộ cũng phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.
     
    Bên cạnh đó, chủ hộ cũng bị phạt thêm 24 triệu đồng về việc xả nước thải với các thông số vượt quy định về môi trường nên tổng số tiền xử phạt lên đến 64 triệu đồng.
     
    Như vậy, việc xử phạt hành chính người nuôi chó là hợp lý, pháp luật không ngăn cấm người dân nuôi nhiều thú cưng trong gia đình nhưng phải có biện pháp xử lý chất thải, mùi hôi một cách hợp lý và tiêm phòng vaccine đầy đủ cho chó, mèo.
     
    432 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (24/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600376   22/03/2023

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Nuôi chó mất vệ sinh bị phạt hành chính đến 64 triệu đồng tại TP.HCM

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Thực trạng hiện nay, người dân nuôi chó rất phổ biến, tuy nhiên họ thường xuyên thả rông chó ở những nơi công cộng, gây mất vệ sinh và nguy hiểm cho người khác. Vì vậy, các quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi này là cần thiết để ngăn chặn hành vi này, đảm bảo vệ sinh cho cộng đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #600661   28/03/2023

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Nuôi chó mất vệ sinh bị phạt hành chính đến 64 triệu đồng tại TP.HCM

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, thông tin bài viết của bạn rất hữu ích, vấn đề nuôi vật nuôi được cho phép nhưng phải có các biện pháp xử lý chất thải để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường để không bị xử phạt hành chính.

     
    Báo quản trị |