Nữ giới mang theo dao có phải vi phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #424838 17/05/2016

    Nữ giới mang theo dao có phải vi phạm pháp luật

    Xin được hỏi các cô chú luật sư một số vấn đề liên quan đến việc nữ giới (trên 18t) mang theo dao:

     

    Pháp luật có phân loại các loại dao (dao thủ công-dao rọc giấy, dao găm - dao xếp, balisong - dao bướm, đao, dao quân đội, dao cố định,...) được phép mang trên người và không mang trên người không? Tên các loại dao thuộc từng dạng nếu có?

    Nhận định chung thì trường hợp nữ giới mang theo dao có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật không hay tuỳ trường hợp?

    Bị phát hiện mang theo dao khi chưa sử dụng có khác với trường hợp nữ dùng dao mang trên người để tự vệ gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm nghiêm trọng với họ?

    Xử phạt thế nào nếu các hành vi nêu trên và một số hành vi tương tự là vi phạm pháp luật?

    Những dụng cụ được phép mang trên người với mục đích tự vệ chính đáng?

     

    Xin các cô chú giải đáp giúp a. Xin cám ơn!

     

    Cập nhật bởi DoVuQuocAnh ngày 17/05/2016 11:53:19 SA
     
    10494 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #424877   17/05/2016

    lamsonlawyer
    lamsonlawyer
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2012
    Tổng số bài viết (894)
    Số điểm: 5515
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 435 lần


    Chào bạn, liên quan đến vấn đề bạn hỏi, Luật sư trả lời như sau:

    Theo Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 30 tháng 06 năm 2011 vũ khí được phân loại như sau:

    1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    2. Vũ khí quân dụng gồm:

    a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

    b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

    c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;

    d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

    3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

    5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

    6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.

    7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

    8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.

    9. Công cụ hỗ trợ gồm:

    a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

    b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

    d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

    đ) Động vật nghiệp vụ.”

    Theo khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 "Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này”. Cá nhân chỉ được phép sở hữu vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ

    Theo khoản 4 Điều 4 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 “Người sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng.” Người được phép sử dụng vũ khí phải đạt được những yêu cầu nhất định chứ không phải cứ trên 18 tuổi là được phép dùng vũ khí.

    Nếu bị phát hiện sử dụng vũ khí trái phép sẽ bị xử lý the Điều 36 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12

    1. Trường hợp có căn cứ để cho rằng trong người hoặc trên phương tiện đang giấu, cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép thì các lực lượng chức năng đang thi hành công vụ phải kiểm tra, kiểm soát, thu giữ, tạm giữ người, phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.

    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì tuỳ theo tính chất, múc độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bao che cho người vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư dựa trên những thông tin bạn cung cấp.

    Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn vui lòng liên hệ với LS hoặc công ty Luật thành đô để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

       Điện thoại: 04 66806683/ 0982976486

       Email: Luatthanhdo@gmail.com

    Luật sư Nguyễn Lâm Sơn

    Hotline: 0919 089 888

    CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

    Điện thoại: 024 3789 8686

    Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958

    Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

    Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;

    2. Tham gia tranh tụng;

    3. Đại diện ngoài tố tụng;

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:

    Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamsonlawyer vì bài viết hữu ích
    DoVuQuocAnh (17/05/2016)
  • #447741   23/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    DoVuQuocAnh viết:

    Xin được hỏi các cô chú luật sư một số vấn đề liên quan đến việc nữ giới (trên 18t) mang theo dao:

     

    Pháp luật có phân loại các loại dao (dao thủ công-dao rọc giấy, dao găm - dao xếp, balisong - dao bướm, đao, dao quân đội, dao cố định,...) được phép mang trên người và không mang trên người không? Tên các loại dao thuộc từng dạng nếu có?

    Nhận định chung thì trường hợp nữ giới mang theo dao có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật không hay tuỳ trường hợp?

    Bị phát hiện mang theo dao khi chưa sử dụng có khác với trường hợp nữ dùng dao mang trên người để tự vệ gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm nghiêm trọng với họ?

    Xử phạt thế nào nếu các hành vi nêu trên và một số hành vi tương tự là vi phạm pháp luật?

    Những dụng cụ được phép mang trên người với mục đích tự vệ chính đáng?

     

    Xin các cô chú giải đáp giúp a. Xin cám ơn!

     

    Theo căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì:

    "Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ."

    Cũng theo quy định tại Nghị định số 25/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, nghiêm cấm các hành vi như sau:

    "2. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 12 Điều 5 Pháp lệnh bao gồm:

    a) Mang theo người, phương tiện, đồ vật, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí thô sơ

     

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #480992   02/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


     

    Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định  '' Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ''.

    Mặt khác, quy định tại điều 5 Pháp lệnh này quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó khoản 1 có quy định ''Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này''.

    Như vậy, có thể khẳng định cá nhân sở hữu vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh này vẫn được phép sử dụng. Tuy nhiên, việc dùng dao để trong người để phòng vệ không vi phạm pháp luật, nhưng phải hiểu rõ và không được lạm dụng chúng để gây hại cho người khác

    Theo như quy định tại khoản 3 điều 5 Pháp lệnh này quy định về hành vi bị nghiêm cấm'' Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

     
    Báo quản trị |