Nội dung chủ yếu của các Hiệp định tương trợ tư pháp

Chủ đề   RSS   
  • #454104 21/05/2017

    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Nội dung chủ yếu của các Hiệp định tương trợ tư pháp

    Theo quy định tại Điều 6 Luật Tương trợ ta pháp: “Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp”.

                Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây là loại điều ước song phương có phạm vi rất rộng, bao gồm cả các vấn đề bảo hộ pháp lý, những quy phạm xung đột thống nhất để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, các Hiệp định được ký kết các năm gần đây trong lĩnh vực dân sự và thương mại có phạm vi hẹp hơn, được xây dựng theo nguyên tắc điều chỉnh các vấn đề mang tính nguyên tắc, thủ tục tương trợ tư pháp và dẫn chiếu đến luật tố tụng và nội dung của quốc gia ký kết. Xu hướng ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp theo từng lĩnh vực chuyên ngành (hoặc chỉ chuyên về hình sự, dẫn độ, hoặc chuyên về tố tụng dân sự), không quy định xen kẽ, lồng ghép nhiều lĩnh vực với nhau, đang được quốc gia và các tổ chức quốc tế ngày càng chú trọng.

                Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam và các nước phù hợp với Điều 10 Luật tương trợ tư pháp 2007, bao gồm tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự, triệu tập người làm chứng, người giám định: thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.

                Nội dung các hoạt động Ủy thác tư pháp giữa Việt nam với các nước có nhiều điểm khác nhau tùy thuộc vào quan hệ song phương cũng như ý chí của các bên ký kết. tuy nhiên, có thể thấy nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với các quốc gia bao hàm 4 phần chính sau:

                - Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sư;

                - Triệu tập người làm chứng, người giám định;

                - Thu thập, cung cấp chứng cứ;

                - các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự;

    Việc ủy thác tư pháp nằm ở hai giai đoạn

                * Giai đoạn điều tra: các hoạt động Ủy thác tư pháp thực hiện việc tống đạt giấy tờ đến các đương sự, lấy tờ khai giám định, thu thập chứng cứ, xác nhận tư cách chủ thể của các bên, xác định tư cách nhân thân, tài sản của đương sự ở nước ngoài.

                * Giai đoạn công nhận: các hoạt động công nhận và thi hành quyết định, bản án dân sự của nhau, cơ quan tư pháp cần xác minh làm rõ thông tin liên quan đến một số vụ việc.

                 Cần phân biệt hai loại ủy thác tư pháp đó là

                * Các ủy thác tư pháp do Tòa án nước ngoài yêu cầu Tòa án Việt Nam thực hiện: đây chủ yếu là các ủy thác về tống đạt giấy tờ và lấy tờ khai đương sự trong vụ kiện truy nhận cha và cấp dưỡng nuôi con hoặc yêu cầu Tòa án Việt Nam thực hiện giám định nhóm máu trong các vụ kiện xác định cha cho con, ủy thác tống đạt giấy tờ liên quan đến các vụ án ly hôn. Ngoài ra thì ủy thác tống đạt giấy tờ về vụ kiện thương mại cũng là loại mới và phát sinh ngày càng nhiều.

                * Các ủy thác tư pháp do Tòa án Việt Nam yêu cầu Tòa án nước ngoài hoặc đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài thực hiện: các ủy thác tư pháp này chủ yếu là tống đạt giấy tờ và lấy lời khai đương sự là các công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài trong vụ kiện ly hôn do Tòa án Việt Nam yêu cầu hoặc ủy thác tống đạt giấy tờ lấy lời khai đối với bị đơn là công dân nước ngoài trong các vụ án ly hôn. Ngoài ra phía Việt Nam cũng ủy thức về việc lấy lời khai của đương sự là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài trong các vụ kiện về dân sự do Tòa án trong nước xét xử.

     
    5263 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận