Nợ ngân hàng không có khả năng chi trả bị bán đấu giá tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #528932 24/09/2019

    kaitokid11

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2019
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 1500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Nợ ngân hàng không có khả năng chi trả bị bán đấu giá tài sản

    Xin kính chào THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
     
    Tôi muốn hỏi, và xin tư vấn một vấn đề như sau: Hiện nay gia đình tôi đang muốn thế chấp TS để vay vốn 450 triệu đồng tại ngân hàng HD BANK chi nhánh Hải Phòng ( TS thế chấp là bìa đỏ của ngôi nhà hiện chúng tôi đang ở, có tổng diện tích đất sử dụng trên bìa đỏ là 50,5m2 ), hiện tại thì HĐ thế chấp, và tất cả những giấy tờ liên quan đến HĐ đó đã hoàn thiện, phía ngân hàng chỉ chờ chúng tôi lên ký khế ước nhận nợ là sẽ giải ngân. Nhưng TS thế chấp của chúng tôi hiện là mảnh đất 50,5m2 có giá trị tại thời điểm hiện tại là 42 triệu/ m2 ( chưa bao gồm  giá trị nhà trên đất ), nhưng ngân hàng định giá TS của chúng tôi chỉ được 790 triệu đồng, chúng tôi có yêu cầu phải định giá lại TS thế chấp của chúng tôi, và phía ngân hàng có giải thích rằng sau 3 tháng kể từ ngày ký giải ngân sẽ định giá lại TS của chúng tôi. Trong HĐ thế chấp có ghi là nếu xảy ra trường hợp rủi ro bên vay không có khả năng chi trả số tiền gốc và lãi theo HĐ thì bên ngân hàng sẽ toàn quyền được xử lý TS thế chấp đó. 
     
    Vậy tôi xin hỏi và nhờ THƯ VIỆN PHÁP LUẬT hãy tư vấn giúp chúng tôi, là nếu trường hợp rủi ro nêu trên xảy ra, phía ngân hàng khởi kiện chúng tôi với tòa án nhân dân tp Hải Phòng thì lúc đó chúng tôi có quyền bán căn nhà của chúng tôi với giá đất hiện hành tại thời điểm đó hay không?? Hay chúng tôi không có quyền, mà tòa án nhân dân tp Hải Phòng sẽ dựa theo HĐ thế chấp của chúng tôi đã kí kết với bên ngân hàng định giá TS thế chấp là 790 triệu đồng và sẽ phát mãi căn nhà của chúng tôi với giá trị đã ghi trong HĐ thế chấp. 
    Rất mong THƯ VIỆN PHÁP LUẬT hãy tư vấn, xin chân thành cảm ơn.
     
    1471 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kaitokid11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528939   24/09/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

    - Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Như vậy, khi đến hạn trong hợp đồng vay thì bên vay phải thực hiện trả tiền và lãi suất theo đúng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật trong hợp đồng vay. Nếu bên vay không thực hiện hoặc không thực hiện theo đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý tài sản thế chấp theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

    Theo Khoản 5 Điều 323 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên nhận thế chấp tài sản:

    - Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    - Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    - Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

    Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp của anh được thực hiện như sau:

    Thứ nhất, trường hợp đã đến hạn thực hiện trả tiền theo hợp đồng vay mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

    Tiền bán tài sản thế chấp được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận thế chấp theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên thế chấp phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

    Thứ hai, trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

    Nếu khi đến hạn trả nợ trong hợp đồng vay mà anh không có khả năng trả nợ thì tài sản thể chấp sẽ được xử lý như trên. Trong trường hợp sau khi đã xử lý tài sản thế chấp mà giá trị tài sản thể chấp nhỏ hơn giá trị tài sản vay thì bên cho vay có quyền yêu cầu anh thanh toán nốt phần còn thiếu. Nếu anh không thực hiện thì họ có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay trả nợ. Khi có bản án, quyết định của Tòa án người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu người vay không thực hiện thì có thể yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện thi hành án. Nếu hết thời gian tự nguyện thi hành án mà các bên không thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản, buộc chuyển giao vật… để thi hành án.Trong trường hợp bạn không có tài sản để trả nợ thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp như khấu trừ thu nhập hàng tháng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

    Khi có bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tp Hải Phòng sẽ dựa theo HĐ thế chấp của gia đình anh đã kí kết với bên ngân hàng định giá tài sản thế chấp là 790 triệu đồng và sẽ phát mãi căn nhà của anh với giá trị đã ghi trong HĐ thế chấp. Sau khi xử lý tài sản thế chấp mà giá trị tài sản thế chấp lớn hơn giá trị khoản vay thì sẽ thanh toán cho bên cho vay theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; số tiền bán còn thừa thì sẽ trả lại cho anh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/09/2019)