NLĐ làm việc tại nhà mùa dịch, doanh nghiệp có được giảm lương?

Chủ đề   RSS   
  • #572061 05/06/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    NLĐ làm việc tại nhà mùa dịch, doanh nghiệp có được giảm lương?

    Giảm lương của NLĐ làm việc tại nhà - Minh họa

    Giảm lương của NLĐ làm việc tại nhà - Minh họa

    Đợt dịch thứ 4 đã trải qua hơn một tháng, trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp cho người lao động (NLĐ) được phép làm việc tại nhà, tuy nhiên đi kèm với đó lại là việc giảm lương, cắt thưởng, v.v… Liệu việc giảm lương này có trái với quy định của pháp luật hay không?

    Trách nhiệm của doanh nghiệp và căn cứ trả lương cho NLĐ

    Hai nguyên tắc trả lương cho NLĐ được quy định tại Điều 94 Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ 2019) như sau:

    Thứ nhất: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

    Thứ hai: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

    Theo hai nguyên tắc trên, ta phải hiểu rằng việc trả lương đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ là nghĩa vụ bắt buộc của NSDLĐ.

    Tiếp đó, Điều 95 Bộ luật này cũng quy định, việc trả lương “căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.”

    Theo đó, những căn cứ để quyết định rằng lương của NLĐ có được chi trả đủ hay không không bao gồm “địa điểm làm việc”. Nếu họ làm việc tại nhà nhưng năng suất lao động, chất lượng công việc không bị giảm sút thì không được phép tự ý hạ lương của NLĐ.

    Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh do dịch bệnh, phải làm thế nào?

    Trong trường hợp ví lý do khó khăn, dịch bệnh mà doanh nghiệp muốn được NLĐ chia sẻ, giúp đỡ, họ có thể căn cứ vào hai quy định sau đây:

    *Về việc trả lương chậm:

    Khoản Điều 97 BLLĐ 2019 có quy định:

    “4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”

    Với căn cứ trên, NSDLĐ phải chứng minh được mình đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn, sau đó được phép chậm lương của NLĐ thêm 30 ngày.

    Tính từ ngày thứ 15 chậm lương, NSDLĐ còn phải trả lãi thêm vào khoản lương chưa thanh toán.

    *Về việc thỏa thuận lại lương của NLĐ hoặc đơn phương chấm dứt HĐ:

    Nếu NSDLĐ muốn hạ lương của NLĐ, họ phải thực hiện việc thỏa thuận lại điều khoản về lương trong hợp đồng lao động đã ký kết ban đầu, sau đó ghi nội dung này vào phụ lục hợp đồng. (Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 BLLĐ 2019). Tuy nhiên, bên nào muốn sửa đổi HĐLĐ thì phải báo trước cho bên kia trước 3 ngày.

    Trường hợp không thỏa thuận được thì vẫn phải tiếp tục thực hiện như HĐLĐ ban đầu.

    NSDLĐ chỉ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động

    - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    - Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

    - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

    - Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

    - Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

    (Điều 36 BLLĐ 2019)

     
    3254 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    admin (07/06/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #572077   06/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, dịch Covid khó khăn là tình hình chung, để thực hiện đúng theo luật pháp quy định thì cũng là một vấn đề nan giải, mình nghĩ còn tùy theo đặc thù của các ngành nghề, đối với ngành dịch vụ trong mùa dịch là không có nguồn thu, vậy thì cũng không có tiền để trả lương cho nhân viên trong trường hợp này thì phải tạm nghỉ, nhân viên của họ cũng chấp nhận việc bị giảm lương mạnh. Doanh nghiệp làm việc, doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại chịu ảnh hưởng nặng, nhân viên của họ cũng chấp nhận giảm lương để chia sẻ khó khăn với công ty.

     
    Báo quản trị |  
  • #572409   18/06/2021

    ngocanhkiu
    ngocanhkiu

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2018
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 15 lần


    Doanh nghiệp hay cá nhân đã gồng gánh hơn 1 năm vì dịch bệnh thật sự là rất đuối. Trừ 1 số ngành nghề lại phất lên như diều gặp gió. Cá nhân mình thì giờ chỉ biết tiết kiệm hết mức có thể, nhiều khi thèm mấy món đồ nướng vài chai bia mà chỉ nghĩ thôi...

     
    Báo quản trị |  
  • #572960   29/06/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2030)
    Số điểm: 14851
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Trong tình hình dịch bệnh khó khăn thì cả doanh nghiệp và người lao động đều bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi phí ngoài chi phí lương để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, đây không phải lý do để người sử dụng lao động tự ý giảm lương của người lao động, việc giảm lương thì phải có sự thỏa thuận của hai bên. Thực tế thì nhiều doanh nghiệp không có doanh thu nên việc giảm lương, nghỉ không lương gần như là bắt buộc, biết là khó khăn nhưng người lao động cũng có thể chia sẻ một phàn khó khăn với doanh nghiệp.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #573655   15/07/2021

    Trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng như hiện nay thì các doanh nghiệp hay người lao động đều phải chịu những tổn thất nhất định. Nhưng không phải vì thế mà NSDLĐ được tự ý cắt giảm lương của NLĐ mà phải thông qua ý kiến của NLĐ để cùng sẻ chia trong lúc công ty khó khăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #576675   30/10/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Nguyên tắc của Bộ Luật lao động 2019 là người lao động có làm việc thì phải trả lương đầy đủ, không quan tâm là thỏa thuận làm việc tại công ty, ở nhà hay nơi nào khác. Nếu muốn giảm lương thì phải thỏa thuận sửa đổi hợp đồng, ký phụ lục điều chỉnh mức lương.

     
    Báo quản trị |