Năm 2023, vào dịp lễ 30/4 - 01/5 người lao động được nghỉ lễ liên tiếp đến 05 ngày do trùng với giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 ÂL. Theo đó, NLĐ cần nắm rõ thông tin về mức lương khi đi làm vào dịp lễ này để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình. Vậy lương đi làm ngày lễ 30/4 - 01/5 của NLĐ là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, các ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 01/5 năm 2022 là những dịp lễ mà NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Cụ thể, vào năm 2023 lịch nghỉ như sau:
- Ngày 29/4/2023 Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch (Thứ bảy).
- Ngày 30/4/2023 Ngày Thống nhất đất nước (Chủ nhật).
- Ngày 01/5/2023 Ngày Quốc tế Lao động (Thứ hai).
- Ngày 02/5/2023 Nghỉ bù ngày Chủ nhật (Thứ ba).
Căn cứ, khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì NLĐ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Vì vậy, nếu NLĐ làm vào ngày thứ 7 sẽ được nghỉ liên tục 4 ngày, còn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động không làm vào ngày thứ 7 sẽ được nghỉ đến 5 ngày.
NLĐ được trả lương bao nhiêu khi đi làm ngày lễ 30/4 - 01/5?
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, các ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 01/5 năm 2022 là những dịp lễ mà NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, trong trường hợp NLĐ có nhu cầu làm việc vào các ngày được phép nghỉ lễ thì sẽ được tính lương như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể Công thức tính tiền lương đối với NLĐ hưởng lương theo ngày làm việc vào các ngày nghỉ lễ, Tết như sau:
Tiền lương 1 ngày lễ = Tiền lương một ngày + 300% lương ngày
Theo đó, nếu NLĐ đi làm vào ngày lễ 30/4, 01/5 thì sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
NSDLĐ không trả lương đúng hạn thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Phạt tiền đối với NSDLĐ trả lương không đúng hạn theo quy định pháp luật theo một trong các mức:
- Từ 05-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 - 10 người lao động;
- Từ 10-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 - 50 người lao động;
- Từ 20-30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 - 100 người lao động;
- Từ 20-40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 - 300 người lao động;
- Từ 30-50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.