Những vấn đề pháp lý cần biết khi đứng tên vay hộ người khác

Chủ đề   RSS   
  • #538834 15/02/2020

    pigreen
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2020
    Tổng số bài viết (145)
    Số điểm: 2679
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 229 lần


    Những vấn đề pháp lý cần biết khi đứng tên vay hộ người khác

    Những vấn đề pháp lý cần biết khi đứng tên vay hộ người khác

    Đứng tên vay hộ người khác vì sự quen biết, tin tưởng là trường hợp khá phổ biến hiện nay. Sự khó khăn, phức tạp trong việc giải quyết vấn đề này cũng là thắc mắc của rất nhiều người.

    Khi đứng tên vay hộ người khác cần phải lưu ý những vấn đề sau:

    Thứ nhất, phải xác lập căn cứ chứng minh việc đứng tên vay hộ

    Việc đầu tiên cần làm là lập văn bản thỏa thuận để chứng minh có tồn tại việc đứng tên vay hộ giữa các bên. Đây được xem là căn cứ quan trọng nhất để bảo vệ quyền lợi của người đứng tên vay hộ.

    Tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể hoặc thông qua phương tiện điện tử. Như vậy, trong trường hợp đứng tên vay hộ nhưng không ký kết hợp đồng thỏa thuận giao kết, bên đứng tên vay hộ có thể sử dụng những phương tiện khác để chứng minh.

    Ví dụ: tin nhắn về việc nhờ đứng tên vay, tin nhắn trả tiền, các giao dịch ngân hàng về việc chuyển tiền trả nợ hoặc băng ghi âm...

    Những chứng cứ chứng minh này sẽ là căn cứ để giải quyết các tranh chấp khi khởi kiện tại Tòa án trong trường hợp bên được đứng tên vay hộ mất khả năng thanh toán nợ như thỏa thuận ban đầu.

    Thứ hai, phải hiểu rõ bản chất của các giao dịch vay tiền

    Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

    Khi các bên bước vào giao dịch vay tài sản (tiền), bên vay phải hiểu rõ nghĩa vụ của mình chính là trả nợ đúng hạn (quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015). Việc chủ thể đứng tên vay hộ cho một chủ thể thứ 3 không làm thay đổi bản chất của Hợp đồng vay tài sản. Vì giao dịch dân sự là sự thỏa thuận tự nguyện nên chỉ tồn tại hai chủ thể là bên vay và bên cho vay.

    Do đó, dù bạn có đứng tên vay hộ cho người khác, khi đến hạn trả nợ thì bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình vì bạn là người đứng tên trên hợp đồng vay.

    Thứ ba, hướng giải quyết khi người được vay hộ mất khả năng trả nợ

    - Nếu chứng minh được việc đứng tên vay hộ: Chủ thể đứng tên vay hộ có thể khởi kiện bên được cho vay tại Tòa án về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017) bằng những chứng cứ chứng minh việc đứng tên vay hộ.

    - Nếu không chứng minh được việc đứng tên vay hộ: Trường hợp này khá phổ biến vì sự quen biết trong mối quan hệ giữa các bên. Nếu bên thứ 3 mất khả năng trả nợ thì người đứng tên vay hộ sẽ trở thành “con nợ chính” nên hãy cẩn thận trước khi quyết định đứng tên vay hộ cho bất kỳ ai.

     
    3617 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn pigreen vì bài viết hữu ích
    admin (19/02/2020) ThanhLongLS (15/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận