Những vấn đề cần lưu ý khi lập BCTC với các khoản dự phòng trong thời gian tới

Chủ đề   RSS   
  • #452288 21/04/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Những vấn đề cần lưu ý khi lập BCTC với các khoản dự phòng trong thời gian tới

    Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư mới và bãi bỏ Thông tư 228/2009/TT-BTC để hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

    Theo đó, quy định về trích lập quỹ dự phòng đối với hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi, bảo hành hàng hóa, sản phẩm, công trình xây dựng có nhiều thay đổi.

     

    1. Đối với quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

    Nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định và:

    - Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

    - Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

     

    2. Đối với quỹ đầu tư chứng khoán: 

    Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các loại chứng khoán do doanh nghiệp đang nắm giữ bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng quy định và:

    - Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này bằng số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở kỳ báo cáo trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng;

    - Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.

    - Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã trích lập ở kỳ báo cáo trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí tài chính.

    - Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Mức trích lập dự phòng của từng khoản đầu tư chứng khoán được xác định như công thức và tối đa bằng giá trị đầu tư thực tế đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

     

    3. Đối với các khoản đầu tư khác:

    - Mức trích lập được xác định theo công thức:

    - Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ hoặc các khoản đầu tư có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy và các quy định sau:

    + Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này bằng số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập ở kỳ báo cáo trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng;

    + Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập ở kỳ báo cáo trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.

    + Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị khác đã trích lập ở kỳ báo cáo trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí tài chính.

    + Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Mức trích lập dự phòng của từng khoản đầu tư được xác định theo quy định và tối đa bằng giá trị đầu tư thực tế đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

     

    4. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:

    - Mức trích lập đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

    + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

    + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

    + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

    + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

    - Mức trích lập đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông trả sau của các khách nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán được trích lập dự phòng như sau:

    + 10% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn đến dưới 3 tháng.

    + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 3 tháng đến dưới 6 tháng.

    + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 9 tháng.

    + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 9 tháng đến dưới 12 tháng.

    + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ trên 12 tháng trở lên.

    - Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo quy định và:

    + Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ báo cáo trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng;

    + Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ báo cáo trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

    + Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ báo cáo trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

    + Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nêu trên. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

    + Đối với doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), các khoản nợ mua đã quá hạn thanh toán theo phương án thu nợ và hợp đồng mua nợ nhưng chưa thu được thì doanh nghiệp xác định là khoản nợ phải thu. Số dự phòng được trích lập tối đa bằng số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua khoản nợ.

    + Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng khách nợ có phát sinh cả nợ phải thu và nợ phải trả, căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên để doanh nghiệp trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng này.

    Ngoài ra, dự thảo lần này của Bộ Tài chính còn quy định chi tiết các vấn đề khác về việc trích, lập các khoản dự phòng.

     

     

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 22/04/2017 08:04:21 SA

    Đây là chữ ký

     
    4340 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận