Những trường hợp không được ủy quyền

Chủ đề   RSS   
  • #450456 27/03/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Những trường hợp không được ủy quyền

    >>> Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

    Như các bạn đã biết, ủy quyền là việc một người đại diện một người khác thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi được ủy quyền mà người ủy quyền có thể không thực hiện được, vì nhiều lý do hoặc hiểu nôm na là nhờ người khác thực hiện thay mình một hoặc nhiều công việc khác nhau…

    Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào và bất kể trường hợp nào cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện công việc thay mình được, có 1 số trường hợp bắt buộc chính cá nhân hay tổ chức đó phải là người đứng ra thực hiện công việc đó, chịu trách nhiệm về công việc đó…

    Vậy thì trường hợp nào không được ủy quyền? Đó là các trường hợp:

    1. Đăng ký kết hôn

    Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt.

    (Theo quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Quyết định 3814/QĐ-BTP năm 2012)

    2. Ly hôn

    Bạn có thể nhờ Luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi ly hôn, tuy nhiên, bạn nhất thiết phải có mặt tại phiên tòa để giải quyết vụ việc ly hôn và ký tên vào các biên bản, tờ khai.

    Điều 85. Người đại diện

    4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

    Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

    (Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    3. Công chứng di chúc của mình

    Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc

    (Theo Điều 56 Luật công chứng 2014)

    4. Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc

    Cụ thể, nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.

    (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    5. Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền

    Cụ thể, nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).

    (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

    6. Nhận tội thay mình

    Theo tinh thần của Bộ luật hinh sự, thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự.

    7. Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự

    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    - Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    (Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

    8. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền

    (Theo Khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013)

    9. Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba

    (Theo Khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015)

    10. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

    (Theo Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

    11. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp

    (Theo Khoản 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

    12. Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

    (Theo Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương 2015)

    13. Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

    Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

    (Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009)

    14. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định trưng mua tài sản

    (Theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008)

    15. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản

    (Theo Khoản 5 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014)

    16. Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân

    (Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015)

    Còn trường hợp nào nữa không mấy bạn nhỉ? Nếu thiếu sót vui lòng góp ý dùm Shin, xin chân thành cám ơn!

     
    115042 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450496   27/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    17. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

    Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    phuocanhgl (28/03/2017) shin_butchi (29/03/2017) chetnhacon (30/03/2017)
  • #450612   29/03/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Wizardma viết:

    17. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

    Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

    Chào anh Wizardma, cho em hỏi xíu, nếu theo Quy chế thì cả người nước ngoài và người Việt Nam đều có quyền gửi tiền tiết kiệm mà? Có điều người nước ngoài bị hạn chế về kỳ hạn tiết kiệm thôi? Ý anh là chỗ này phải không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #450679   30/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    shin_butchi viết:

    Wizardma viết:

    17. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

    Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

    Chào anh Wizardma, cho em hỏi xíu, nếu theo Quy chế thì cả người nước ngoài và người Việt Nam đều có quyền gửi tiền tiết kiệm mà? Có điều người nước ngoài bị hạn chế về kỳ hạn tiết kiệm thôi? Ý anh là chỗ này phải không? 

    Mình trích dẫn rõ rùi mà!

    "Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm..."

    Trực tiếp có nghĩa là không được ủy quyền. Tuy nhiên, hiện tại việc trực tiếp này chỉ áp dụng đối với lần đầu gửi còn nếu gửi góp số tiền vào khoản tiết kiệm đấy đối với khoản tiết kiệm gửi góp thì không yêu cầu.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (30/03/2017)
  • #450688   30/03/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Wizardma viết:

     

    shin_butchi viết:

     

    Wizardma viết:

    17. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

    Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

    Chào anh Wizardma, cho em hỏi xíu, nếu theo Quy chế thì cả người nước ngoài và người Việt Nam đều có quyền gửi tiền tiết kiệm mà? Có điều người nước ngoài bị hạn chế về kỳ hạn tiết kiệm thôi? Ý anh là chỗ này phải không? 

     

     

    Mình trích dẫn rõ rùi mà!

    "Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm..."

    Trực tiếp có nghĩa là không được ủy quyền. Tuy nhiên, hiện tại việc trực tiếp này chỉ áp dụng đối với lần đầu gửi còn nếu gửi góp số tiền vào khoản tiết kiệm đấy đối với khoản tiết kiệm gửi góp thì không yêu cầu.

    Hehe, cám ơn anh Wizardma, Shin đã hiểu, do lúc đầu Shin có nhầm nhọt nên mới hỏi anh 

     
    Báo quản trị |  
  • #450570   28/03/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

    Nhân tiện đây mình có câu hỏi muốn hỏi chủ thớt là ủy quyền, ủy nhiệm, ủy thác nó khác nhau như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (29/03/2017)
  • #450613   29/03/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


     

    garan viết:

     

    Nhân tiện đây mình có câu hỏi muốn hỏi chủ thớt là ủy quyền, ủy nhiệm, ủy thác nó khác nhau như thế nào?

     

     

    Thì nó khác nhau giữa, 3 chữ "quyền","nhiệm","thác"... Đùa thôi, nói chứ Shin sẽ gửi một bài phân tích chi tiết về 3 thứ này cho anh sau nhé, anh garan! 

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 29/03/2017 04:31:06 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    garan (29/03/2017)
  • #450601   29/03/2017

    Xin cho hỏi, vợ chồng có được ủy quyền cho nhau để 1 người thực hiện cho tiện VD như: Ủy quyền để chỉ 1 người đại diện ký các thủ tục bán, thế chấp nhà, đất thuộc sở hữu chung? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nvhai168 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (29/03/2017)
  • #450615   29/03/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    nvhai168 viết:

    Xin cho hỏi, vợ chồng có được ủy quyền cho nhau để 1 người thực hiện cho tiện VD như: Ủy quyền để chỉ 1 người đại diện ký các thủ tục bán, thế chấp nhà, đất thuộc sở hữu chung? 

    Được nhé bạn nvhai168, bởi Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định sau:

    Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng

    1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #452604   26/04/2017

    - Đăng ký nhận cha, mẹ, con

    Điều 25, Điều 47 Luật Hộ tịch 2014

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vanban-qlxlvphc vì bài viết hữu ích
    LawNet (03/05/2017)
  • #455531   01/06/2017

    Cảm on bài chia sẻ của ad, sẵn đây ad cho mình hỏi thăm là hiện này mình thấy vấn đề ủy quyền toàn phần đối với nhà đất cũng đang thịnh hành, mà mình không biết hiện tại có quy định nào hạn chế vấn đề này không? vì có 1 số phòng công chứng không chấp nhận việc ủy quyền này.

     
    Báo quản trị |  
  • #483938   31/01/2018

    Cho em hỏi có thể ủy quyền cho người khác thừa kế phần tài sản mà mình có khả năng được thừa kế trong tương lai hay không? Kể cả khi chưa xác định chính xác tài sản thừa kế; người có tài sản vẫn chưa chết và chưa lập di chúc?

     
    Báo quản trị |  
  • #485735   27/02/2018

    Gubibi
    Gubibi

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    chủ hộ kinh doanh có được ủy quyền cho thành viên trong hộ thay mình quản lý, điều hành hộ kinh doanh khi mình vắng mặt không ạ?

    Mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn! 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Gubibi vì bài viết hữu ích
    acdcvietnam (04/07/2018)