Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Chủ đề   RSS   
  • #599215 27/02/2023

    mttg

    Chồi


    Tham gia:24/12/2020
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 21 lần


    Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Bị đơn là doanh nghiệp chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất. Bị đơn đang nợ khoản tiền chưa thanh toán với nguyên đơn. Vậy nguyên đơn có được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng của bị đơn hay không?

     
    61 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599219   27/02/2023

    Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

    Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 4 của Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Cụ thể:

    “Điều 4. Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động.

    Ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa toàn bộ tài khoản duy nhất của doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp bị ngừng hoạt động.

    2. Việc áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ quy định tại khoản 7 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự đối với tài sản là:

    a) Tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Dân sự), trừ trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời là bên nhận bảo đảm;

    b) Tài sản đã được tổ chức bán đấu giá và người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác.

    3. Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác quy định tại khoản 10 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự đối với tài khoản được doanh nghiệp sử dụng để thanh toán nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng.

    4. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

    a) Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng;

    b) Tài sản của cá nhân gồm: Lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống thiết yếu của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; đồ dùng sinh hoạt thiết yếu;

    c) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường”.

    Theo quy định trên, một trong những trường hợp không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động”. Như vậy, việc bị đơn chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất mà bị phong tỏa toàn bộ tài khoản sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh (dẫn đến doanh nghiệp bị ngừng hoạt động) nên thuộc trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/02/2023)