Những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #436536 22/09/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng

    Chào mọi người, mình có một vấn đề thắc mắc như thế này, mong các cô/chú/anh/chị/bạn có kinh nghiệm thì giải đáp giúp ạ:

    dùng tinh trùng của người chết

    Theo Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 có đề cập đến các trường hợp được xem là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đó là:

    1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    2. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

    3. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    Từ quy định pháp luật nêu trên, có thể hiểu thực tế những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau:

    - Không cần biết có thai khi nào, nhưng cứ sinh trong thời kỳ hôn nhân.

    - Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con.

    - Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con.

    - Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung.

    Tuy nhiên, sự thật thì có những tình huống éo le như thế này, trong những trường hợp như vậy thì đứa con được sinh ra có được xem là con chung của vợ chồng không, các bạn xem và cho mình ý kiến nhé:

    Tình huống 1: Người chồng vì biết công việc của mình là nguy hiểm và có thể chết bất kỳ lúc nào, nên 2 vợ chồng đã âm thầm vào bệnh viện làm thủ tục gửi tinh trùng tại đó. Để nhỡ người chồng chết thì vẫn giữ được giống nòi của mình. Sau đó, quả thật như dự đoán, người chồng chết. Thế nhưng người vợ quyết định không đến lấy tinh trùng để cấy thai liền mà đợi mãn tang chồng xong 3 năm mới quyết định cấy thai và có con. Đứa con này là kết tinh của 2 vợ, chồng theo đúng nghĩa y học nhưng theo pháp luật có được thừa nhận?

    Tình huống 2: Mình từng đọc một số bài viết y học, có đề cập đến tinh trùng của người chết. Quả thật, khi người đàn ông đã chết, tim ngừng đập rồi nhưng tinh trùng của họ vẫn có thể được sử dụng. Nhiều người thường không biết vấn đề này và ít khi sử dụng chúng. Thế nhưng, nếu biết được vấn đề này, khi chẳng may ông chồng chết trong khi trước đó 2 người vẫn chưa có con chung với nhau, thì bà vợ có yêu cầu nghiệp vụ thực hiện lấy tinh trùng lúc ông đã chết và gửi vào ngân hàng. Sau thời gian lo tang ma chay cho ông xong xuôi, bà mới quyết định vào bệnh viện để cấy tinh trùng đó và mang thai, sinh con.

    Liệu trường hợp này có được xem là con chung của vợ chồng không? 

     
    86101 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #436549   22/09/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Cũng xin bổ sung ý kiến là quy định về vấn đề này từ trước đến nay vẫn không thay đổi, bởi vì chung quy việc xác định con chung chỉ xoay quanh 3 trường hợp nêu trên, các bạn có thể tham khảo tại Luật hôn nhân gia đình 2000, Điều 63 Khoản 1:

    Điều 63. Xác định cha, mẹ

    1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

    Và Khoản 1, 2 Điều 21 Nghị định 70/2001/NĐ-CP:

    Điều 21. Xác định con chung của vợ chồng

    1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Hôn nhân và gia đình được xác định là con chung của vợ chồng.

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

    2. Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.

    Liệu nhà làm luật khi đổi mới đã bỏ quên hay chưa dự liệu được trường hợp như mình nêu trên?

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 22/09/2016 11:48:02 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #437774   06/10/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Theo tôi thì Luật không bỏ quên tình huống 1 của bạn. Căn cứ điều 65 LHN-GĐ 2014 thì 2 vợ chồng đã chấm dứt hôn nhân kể từ thời điểm người chồng chết. Đứa bé được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân nên không được xác nhận cha, mẹ theo khoản 1 điều 88 và khoản 1 điều 93 LHN-GĐ 2014.

    Người phụ nữ đã sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khi sống độc thân (chồng chết 03 năm) nên căn cứ khoản 2, khoản 3 điều 93 LHN-GĐ 2014 xác nhận người phụ nữ đó là mẹ của đứa bé, riêng người cho tinh trùng thì không phát sinh quan hệ cha và con với đứa bé.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #437798   06/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Theo tôi thì Luật không bỏ quên tình huống 1 của bạn. Căn cứ điều 65 LHN-GĐ 2014 thì 2 vợ chồng đã chấm dứt hôn nhân kể từ thời điểm người chồng chết. Đứa bé được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân nên không được xác nhận cha, mẹ theo khoản 1 điều 88 và khoản 1 điều 93 LHN-GĐ 2014.

    Người phụ nữ đã sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khi sống độc thân (chồng chết 03 năm) nên căn cứ khoản 2, khoản 3 điều 93 LHN-GĐ 2014 xác nhận người phụ nữ đó là mẹ của đứa bé, riêng người cho tinh trùng thì không phát sinh quan hệ cha và con với đứa bé.

     

     

    Chào bạn.

    Bạn đã góp ý cho tôi là nêu ý kiến không đầy đủ sẽ gây hiểu lầm nhưng bạn lại mắc phải !

     LHN-GĐ 2014

    Điều 65. Thời điểm chấm dứt hôn nhân

    Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

    Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

    Tuy nhiên, ý kiến đó là không đầy đủ làm người khác hiểu lầm là chỉ khi người chồng chết thì hôn nhân mới chấm dứt, vì:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

    Như vậy việc bạn cho là "đã chấm dứt hôn nhân kể từ thời điểm người chồng chết" là gây nhầm lẫn vì có thể trước khi chết đã có bản án ly hôn rồi, đã chấm dứt thời kỳ hôn nhân trước khi chết. 

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 06/10/2016 10:01:55 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #437829   06/10/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn hungmaiusa,

    Tôi vẫn giữ nguyên ý kiến góp ý với bạn là khi có ý kiến cần nêu đầy đủ theo dữ liệu đề tài, giống như chủ đề này ở tình huống 1 của chủ topic chỉ có dữ liệu người chồng chết do nghề nghiệp nguy hiểm, hoàn toàn không có dữ liệu nào về ly hôn nên chỉ cần viện dẫn điều 65 LHN-GĐ 2014 để minh họa là đầy đủ. Nếu viện dẫn thêm qui định về ly hôn, e là mọi người sẽ nghi ngờ tôi có vấn đề về tâm thần nên người ta hỏi con Vịt lại viện dẫn qui định về con Gà ra chứng minh !

    "Như vậy việc bạn cho là "đã chấm dứt hôn nhân kể từ thời điểm người chồng chết" là gây nhầm lẫn vì có thể trước khi chết đã có bản án ly hôn rồi, đã chấm dứt thời kỳ hôn nhân trước khi chết." đây chỉ là nội dung suy diễn của bạn chứ không phải là dữ liệu trong tình huống 1 của chủ topic nên bài trước tôi không bàn tới là đương nhiên.

    Một góp ý nữa dành cho bạn : đừng tự suy diễn, thêm thắt dữ liệu vào tình huống đã có để kết luận người khác tư vấn chưa đầy đủ nên gây hiểu nhầm, trường hợp cần mở rộng vấn đề để hiểu biết sâu hơn thì bạn cứ tạo topic mới hoặc đặt tình huống mới.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (06/10/2016)
  • #442920   29/11/2016

    chulinhcan
    chulinhcan

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Thân chào các anh chị!

    Các ý kiến của các anh chị rất hữu ích. Tuy nhiên, tôi cũng có ý kiến riêng của mình như sau:

    1. Vấn đề đặt ra là “được xem là con chung của vợ chồng” trong 02 trường hợp mà chủ đề đặt ra:

    Vấn đề này pháp luật quy định rõ ràng tại Điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Kể cả quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (đã hết hiệu lực). Luật cũng không có giải thích từ ngữ “Con chung” nhưng nội dung điều luật có nêu ra nên các trường hợp này là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý Tên điều luật “Xác định cha, mẹ”. Tức là xác định cha hoặc mẹ cho đứa con được sinh ra trong những trường hợp được quy định tại điều luật này. Suy cho cùng thì việc, xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa về mặt truyền thống đạo đức cũng như về mặt pháp lý để làm căn cứ giải quyết một vấn đề tiếp theo như là thừa kế hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng chẳng hạn.

    Điều 88 cũng quy định 02 trường hợp:

    - Tại Khoản 1 quy định những trường hợp đương nhiên (nếu không có tranh chấp).

    Trường hợp này đương nhiên là con chung của vợ chồng.

    - Tại Khoản 2 quy định trường hợp không đương nhiên hoặc có tranh chấp.

    Luật cũng không có quy định về việc công nhận là con chung của vợ chồng nếu một trong các bên không thừa nhận hoặc có tranh chấp mà chỉ có quy định về việc xác định cha, mẹ, con.

    Như vậy, khẳng định rằng khái niệm “là con chung của vợ chồng” chỉ có trong trường hợp tại Khoản 1 Điều 88 hoặc Điều 94 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo).

    2. Vấn đề mở rộng là đứa trẻ được sinh ra sẽ công nhận như thế nào:

    Tôi nghĩ thực tế bạn quan tâm là người con được sinh ra từ tinh trùng của người “cha” đã chết trước đó có được pháp luật công nhận là con của ông ấy hay không (vì đương nhiên là con của người mẹ sinh ra).

    - Thứ nhất: Theo dữ liệu chủ đề đưa ra thì người con được sinh ra vì mục đích truyền thống, thể hiện tình cảm của vợ chồng, gia đình rất sâu nặng. Do đó, về khía cạnh tình cảm và truyền thống, tôi nghĩ người con này sẽ được gia đình thừa nhận và thậm chí rất yêu thương và trân trọng.

    - Thứ hai: Các quy định của pháp luật có công nhận hay không?

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 93 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.”

    Trong trường hợp này rõ ràng người vợ đã sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (mặc dù việc mang thai và sinh con từ tinh trùng của người chồng đã chết) thì pháp luật không đương nhiên công nhận quan hệ cha – con giữa người chồng đã chết và người con được sinh ra từ tinh trùng của người này.

    Muốn được pháp luật công nhận thì phải nhờ vào thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng quyết định hoặc bản án theo các quy định như sau:

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 88, Điêu 101 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các quy định tại Khoản 4, 6 Điều 28, Khoản 10 Điều 29 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này thuộc Tòa án.

    “ Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

    6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”

    Về quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con được quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

    1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

    2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”

    3. Ý nghĩa của việc xác định cha cho con:

    Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì dù Tòa án cũng công nhận con trong trường hợp như trên thì cũng không có nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý mà chỉ có ý nghĩa về mặt tình cảm, truyền thống gia đình mà thôi.

    Vấn đề này tôi xin bàn sau hoặc các anh chị có thể cùng thảo luận. 

    Trên đây là ý kiến của tôi, rất mong các anh chị có góp ý thêm.

    Trân trọng!

    Luật gia Võ Quốc Trị - Email: voquoctri84@gmail.com. Phone: 0903621658

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chulinhcan vì bài viết hữu ích
    Luatvietduc (26/06/2019)
  • #447234   21/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Nếu trong yêu cầu xác định cha mẹ cho con, mà con được sinh ra trong khoảng thời gian trùng với cả 2 điều kiện: sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (với người mới), và trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (với người cũ) thì sẽ ưu tiên xác định cha mẹ cho con đối với trường hợp sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (21/02/2017)
  • #447275   21/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Theo mình nghĩ, đối với trường hợp chồng đã mất cách đây 3 năm mà người vợ mới thụ tinh nhân tạo thì không phải con chung của 2 người nữa, mà cũng có thể là thuộc trường hợp người phụ nữ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Và về vấn đề con chung nếu trong trường hợp vừa thỏa hôn nhân hợp pháp và thỏa thời hạn 300 ngày.. Thi theo như quan điểm giáo trình HNGĐ ĐH Luật HN thì ưu tiên cho thời kỳ hôn nhân hợp pháp để bảo vệ đứa con

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuynhVanLam610 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (22/02/2017)
  • #447647   23/02/2017

    Cảm ơn bạn vì đã có bài viết giúp mình củng cố lại kiến thức đã học.

    Lúc trước đi học mình rất băn khoăn chỗ con cứ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân sẽ là con chung của vợ chồng. :)

     
    Báo quản trị |  
  • #472686   28/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Mình xin có quan điểm như sau: Trường hợp đứa bé sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết (thời điểm chấm dứt hôn nhân) sẽ không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, nếu muốn xác định cha cho con thì phải làm thủ tục xác nhận cha cho con theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.Sau khi làm thủ tục xác nhận cha, người chồng quá cố mới được pháp luật thừa nhận là cha của con.

    Như vậy, trong trường hợp này pháp luật không mặc nhiên thừa nhận quan hệ cha - con giữa người chồng đã chết với đứa con, nhưng nếu có yêu cầu thì Tòa án có thể ra quyết định xác định cha cho đứa bé đó. Và quyền về thừa kế sẽ phát sinh kể từ ngày bản án đó có hiệu lực

    Ở đây mình cũng có một câu hỏi nữa mong mọi người giải đáp giúp. Đối với quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình nói trên, nếu đứa bé vừa được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân,vừa sinh ra trong trường hợp chấm dứt hôn nhân chưa quá 300 ngày, thì xác định cha cho con như thế nào ta? (ví dụ sau khi ly hôn với anh C, chị A lấy anh B và 9 tháng sau chị sinh con. Vậy đứa bé là con của ai?)

     
    Báo quản trị |  
  • #500371   23/08/2018

    Cảm ơn các tình huống và bài viết của bạn, mình cũng đồng ý với các bình luận phía trên của một số bạn.

    Luật hôn nhân gia đình 2014 khá rõ: trong tình huống 1, đứa con sinh ra được xác nhận là con của người mẹ tuy nhiên nó không được xác nhận là con của người cha vì đã qua 3 năm. 

    Trong tình huống thứ hai, do chỉ lo mai táng xong và đứa con sinh ra còn trong thời hạn là 300 ngày kể từ khi chấp dứt hôn nhân nên đước con đó được pháp luật công nhận là con của cả hai người.

     
    Báo quản trị |  
  • #501811   10/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Mình thấy cách xác định con chung đầu tiên có vấn đề. Đó là trường hợp vợ chồng "ly thân" nhưng chưa đến mức ly hôn (chắc còn cho nhau cơ hội) và hai người không sống chung. Nhưng một ngày đẹp trời người vợ lại biết được mình đang mang thai với người khác (không phải với chồng mình) thì con sinh ra có phải con chung không? 

    Nếu xác định theo cách đầu tiên thì rõ ràng là con chung, nhưng như vậy có tội cho người chồng không ăn óc mà vẫn đổ vỏ không?

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #501822   10/09/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Đối với thời gian mang thai của người phụ nữ thông thường là 9 tháng 10 ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai quá thời gian thông thường đó.  Theo mình thấy pháp luật dùng để xác định con chung của vợ chồng là 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt là quy định rất hay nhằm đảm bảo được quyền lợi của cha, mẹ và cả con.

     
    Báo quản trị |