Những trường hợp chấp hành viên được ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #614236 19/07/2024

    Những trường hợp chấp hành viên được ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản

    Chấp hành viên được ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong thi hành án dân sự khi nào?

    Cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự là gì? Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án khi nào? 

    Hiện tại pháp luật không định nghĩa cụ thể về việc cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự là gì. Tuy nhiên có thể hiểu cưỡng chế khai thác tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam.

    Đồng thời căn cứ Điều 107 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án như sau:

    - Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp sau đây:

    + Tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án;

    + Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

    - Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản. Quyết định ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.

    Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản.

    Việc thực hiện giao dịch, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đang khai thác phải được sự đồng ý của Chấp hành viên.

    => Theo đó Theo quy định trên thì Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong 02  trường hợp sau đây:

    - Thứ nhất, tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án;

    - Thứ hai, người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

    Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản. Quyết định ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.

    Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản.

    Cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án dân sự gồm những hình thức nào?

    Căn cứ tại Điều 108 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế khai thác để thi hành án theo các hình thức sau đây:

    - Tài sản mà người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác hoặc cho người khác khai thác thì người đang khai thác được tiếp tục khai thác.

    Trường hợp tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất mà chưa khai thác thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án ký hợp đồng khai thác tài sản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác tài sản.

    - Người khai thác tài sản quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật thi hành án dân sự 2008 phải nộp số tiền thu được từ việc khai thác tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, sau khi trừ các chi phí cần thiết.

    - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu mà người phải thi hành án không ký hợp đồng khai thác với người khác thì Chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản đó để thi hành án.

    Khi nào Chấp hành viên được ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong thi hành án dân sự?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 109 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản như sau:

    - Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các trường hợp sau đây:

    + Việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án;

    + Người phải thi hành án, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của Chấp hành viên về việc khai thác tài sản;

    + Người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án;

    + Có quyết định đình chỉ thi hành án.

    => Theo đó Chấp hành viên được ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong thi hành án dân sự nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật thi hành án dân sự 2008 nêu trên.

     
     
    60 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận