Những thay đổi về tiền lương từ năm 2021 cán bộ, công chức, VC cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #555141 19/08/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Những thay đổi về tiền lương từ năm 2021 cán bộ, công chức, VC cần biết

    tiền lương từ năm 2021

    Ảnh minh họa: Cải cách tiền lương từ năm 2021 

    Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, Nghị quyết 122/2020/QH14 ngày 19/6/2020  được ban hành, theo đó Quốc hội đã giao Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 01/7/2020.

    Tuy nhiên, tinh thần cải cách tiền lương được nêu ra tại Nghị quyết 27/NQ-TW vẫn gây sự chú ý. Cụ thể:

    Nghị quyết đặt ra mục tiêu Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đối với khu vực công như sau:

    - Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

    - Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

    - Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

    - Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

    - Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

     Thực hiện xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:

    - Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) sẽ thực hiện theo các nguyên tắc sau:

    + Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị;

    + Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất;

    + Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau;

    + Mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

    Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

    - Đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo

    Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

    + Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

    + Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;

    + Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

    + Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

    - Đối với lực lượng vũ trang

    Thực hiện xây dựng 3 bảng lương:

    + 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);

    + 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an

    + 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

    Lưu ý: Trước đó, theo Bộ trưởng Nội vụ, cơ quan này đã đề xuất xem xét lộ trình tăng lương được nêu trong đề án cải cách tiền lương (nghị quyết 27 của hội nghị Trung ương 7, khóa XII). Bộ Nội vụ sẽ làm việc với Ban chỉ đạo cải cách tiền lương để nghiên cứu, điều chỉnh lộ trình tăng lương năm 2021 theo hướng "có thể chậm lại"; thời gian cụ thể sẽ do Ban chỉ đạo quyết định.

     

     
    9463 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #555159   19/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Về vấn đề thay đổi tiền lương cho cán bộ công viên chức theo quan điểm cá nhân của mình thì việc tăng mức lương là thực sự cần thiết. Tuy nhiên nhìn trên thực tế thì mức tăng chưa nhiều so với các chi phí ngày càng tăng vì vậy nhìn chung chưa cải thiện được nhiều chất lượng cuộc sống.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quachlinh197 vì bài viết hữu ích
    behuongheodongha (04/09/2020)
  • #555427   23/08/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Về vấn đề tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức theo mình nghĩ nên giảm biên chế để giảm sự cồng kềnh, đồ sộ của bộ máy quản lý rồi sau đó tiếp tục tăng lương cho cán bộ nhiều hơn, qua đó vừa đảm bảo cuộc sống của cán bộ, tăng hiệu quả công việc mà vẫn đảm bảo được nguồn ngân sách thực hiện việc chi trả lương.

     
    Báo quản trị |